Chữ người tử tù

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 76)

Hướng dẫn giải

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 1 (SGK Cánh Diều trang 76)

Hướng dẫn giải

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- Điểm nhìn: kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài và bên trong nhân vật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 2 (SGK Cánh Diều trang 76)

Hướng dẫn giải

Cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao: giọng điệu kính trọng, kính nể tài viết chữ của Huấn Cao.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 3 (SGK Cánh Diều trang 77)

Hướng dẫn giải

Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.

Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 4 (SGK Cánh Diều trang 79)

Hướng dẫn giải

Ấn tượng về nhân vật quản ngục:

- Đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự đã biến mất hẳn.

- Tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay, “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 5 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 6 (SGK Cánh Diều trang 80)

Hướng dẫn giải

Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 7 (SGK Cánh Diều trang 81)

Hướng dẫn giải

Khi xuất hiện trực tiếp, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”, “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 8 (SGK Cánh Diều trang 82)

Hướng dẫn giải

Quản ngục mong muốn có thể xin Huấn Cao viết mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại. Ông có mong muốn đó là bởi vì ông say mê nể trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 9 (SGK Cánh Diều trang 83)

Hướng dẫn giải

Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác. Đồng thời, ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)