Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Nét đặc săc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng

- Châu thổ sông Hồng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước.

- Dấu ấn của nền văn minh này thể hiện qua những nét đặc sắc về văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ trở thành những di sản văn hóa. Các di sản văn hóa phi vật thể ở châu thổ sông Hồng rất phong phú, đặc sắc bao gồm:

+ Văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo.

+ Các nghề thủ công truyền thống như gồm Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt hay còn gọi là "Bảo tàng gốm Bát Tràng"

+ Các lễ hội độc đáo (hội Lim, lễ hội chùa Hương, hội Gióng...).

Hội Lim (Bắc Ninh)

+ Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian (dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật Ca Trù,).....

Dân ca quan họ Bắc Ninh

- Ngoài ra, văn hóa châu thổ sông Hồng còn thể hiện rõ nét qua nếp sống của cộng đồng dân cư và văn học dân gian truyền miệng (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết,...).

II. Nét đặc săc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long

- Trong quá trình khai khẩn, con người ở châu thổ sông Cửu Long đã thích ứng với thiên nhiên, tạo nên nền văn hóa sông nước đặc sắc.

- Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.

+ Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,.. di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

+ Nét văn hóa ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.

Nước mắm Phú Quốc

+ Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...

Nghề làm đường thốt nốt ở An Giang

- Tại châu thổ sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôi Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

III. Biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ 

1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu 

Biểu hiện của biển đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long trong giai đoạn 1961 - 2020 thể hiện qua các yếu tố:

- Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng lên ở cả hai châu thổ.

- Lượng mưa có sự biến động qua các thập niên.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên bất thường, khó dự báo và gây ra hậu quả nặng nề hơn.

+ Ở châu thổ sông Hồng, số ngày nắng nóng (từ 35°C trở lên) có xu thế tăng, số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm.

+ Ở châu thổ sông Cửu Long, số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên, gia tăng số lượng các đợt hạn....

- Mực nước biển có xu thế tăng lên ở ven biển hai châu thổ, trung bình 2,7 mm/năm (theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 

a. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ Hồng

- Các đợt nắng nóng kéo dài làm tăng chi phí cho các thiết bị làm mát trong sản xuất và xây dựng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người dân.

- Số ngày rét có xu thế giảm, mùa lạnh ngắn đi làm ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông.

- Bão, mưa lớn xuất hiện nhiều hơn dẫn đến ngập lụt gây thiệt hại về người và tài sản.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng làm sản xuất nông nghiệp càng trở nên bấp bênh hơn.

b. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Cửu Long

- Nhiệt độ có xu thế tăng làm gia tăng sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng, vật nuôi.

- Mùa khô ngày càng gay gắt hơn, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tăng nguy cơ cháy rừng. Tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt trầm trọng hơn.

- Nước biển dâng gây sạt lở bờ biển, khiến diện tích đất nông nghiệp, rừng ngập mặn bị thu hẹp. Trong mùa khô, nước biển xâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng.

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

3. Ứng phó với biến đổi khí hậu 

- Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai châu thổ, cần thực hiện đồng thời các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ngoài các biện pháp chung đề giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách giảm thiểu lượng khí nhà kinh phát thải vào khí quyển và tăng cường sự hấp thụ các chất khí nhà kính, mỗi châu thổ cần có những biện pháp phù hợp để thích ứng với biến đối khí hậu ở từng vùng.

a. Một số biện pháp thích ứng với biến đối khí hậu ở châu thổ sông Hồng

- Trong nông nghiệp: áp dụng các kĩ thuật canh tác, công nghệ sản xuất để hạn chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh; thay đổi thời gian mùa vụ, đặc biệt là các cây trồng vụ đông.

- Đối với cộng đồng, nhằm bảo vệ sức khoẻ cần theo dõi thường xuyên các thông tin về thời tiết để có thế đưa ra phương án phòng, chống thiên tai hiệu quả, đặc biệt trong các đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại.

b. Một số biện pháp thích ứng với biến đối khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long

- Trong nông nghiệp: tạo nên các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn; chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán. Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai; trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xảy dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...

- Trong du lịch: khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biển đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.