Nội dung lý thuyết
MỤC LỤC
Đề bài 1: Miêu tả cảnh mùa thu có sử dụng yếu tố nghị luận.
Đề bài 2 : Ý kiến về lời khuyên “Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”
Đề bài 3 : Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Đề bài 4 : Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu
Đề bài 5 : Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đồi nền mặc ai”
Đề bài 6 : Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” của Nguyễn Du
Đề bài 7 : Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Đề bài 8 : Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Đề bài 9 : Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Đề bài 10 : Cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai
Đề bài 11 : Phát biểu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Du
Đề bài 12 : Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Đề bài 13 : Cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Đề bài 14 : Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Đề bài 1: Miêu tả cảnh mùa thu có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài làm
Trong một năm có bốn mùa, mỗi mùa mang một nét đặc trưng riêng và để lại cảm xúc riêng trong lòng người. Nhưng có lẽ đối với em, mùa thu luôn có sức gợi và sức hút đến kì lạ nhất. Là mùa mang đến những cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi, lãng mạn và bay bổng. Mùa thu là mùa tuyệt vời, mang đến những cảm xúc tuyệt vời với em.
Khi tháng Tám gõ cửa, mùa thu đến, nhẹ nhàng như một cơn gió mang theo những điều kì diệu của thiên nhiên. Mùa thu có những đặc trưng riêng biệt khiến con người phải xiêu lòng.
Khi trên phố, những chiếc lá bắt đầu ngả màu vàng, từng cạnh cây như nặng trĩu sắp trút xuống một nỗi niềm trăn trở nào đó. Lá vàng mùa thu, đây là một biểu tượng không hiếm thấy khi mùa thu về. Lá vàng cũng đã đi vào trong thơ ca Việt Nam rất nhiều, khiến người đọc bâng khuâng, bồi hồi mỗi khi đọc.
Mùa thu gắn với những cơn gió heo may se sẽ, không lạnh, không nóng, chỉ là nó ở giữa lưng chừng. Những cơn gió thi thoảng vẫn chạm vào da thịt khiến cho con người ta co mình giật lại.
Có những loài hoa chỉ thuộc về mùa thu như hoa sữa. Hoa sữa là hương hoa đặc trưng mỗi khi mùa thu về với hương thơm nồng nồng khi ở gần và thoang thoảng khi ở xa. Hoa sữa thường khiến cho con người cảm giác được nhẹ nhõm, thư thái, gợi nhiều kỉ niệm hơn. Những bông hoa sữa bé xíu, trắng trong suốt theo cơn gió nhẹ rơi và đậu trên mặt đường. Những chiếc xe vẫn cứ đi qua và đè nát từng bông bé xíu, mỏng manh ấy. Đi trên những con phố được hít hà lấy hương hoa đặc trưng đó, có lẽ lòng người cũng trở nên xốn xang và nao lòng đến khó tả. Hoa sữa đã đi vào thơ ca của rất nhiều người:
“Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Chầm chậm thôi rơi….”
Những câu ca đó cho đến bây giờ còn khiến cho lòng người mênh mang đến nao lòng.
Phố mùa thu có từng cơn nắng vàng dịu nhẹ, len lỏi và buông xuống tạo nên một bức tranh đẹp, nhẹ nhàng và tinh khôi.
Có lẽ mùa thu gắn với một sự kiện trong cuộc đời của mỗi người. Đó chính là ngày tựu trường, ngày mà các bạn học sinh nô nức đến trường trong chiếc áo mới và nụ cười xinh. Đó là những ngày để lại trong lòng của các em nhiều xúc cảm nhất, để sau này nhớ về còn có biết bao nhiêu kỉ niệm đáng trân trọng như vậy. Mùa thu chẳng phải điều gì quá đỗi xa xôi, nó là những xúc cảm được nhen nhóm lên trong lòng người như vậy thôi.
Trên khắp các con đường, nhất là ở thủ đô Hà Nội, mùa thu hiển hiện rõ nét hơn hết. Từng đường nét, từng thanh âm, từng hình khối cứ khiến con người ta rơi vào cảm xúc bâng khuâng đến lạ. Không phải vô cớ nhiều người lại có tình cảm say mê đối với mùa thu Hà Nội như thế. Bởi trong thu Hà Nội có chữ tình, chữ duyên thật đẹp và thật êm đềm.
Thời tiết của mùa thu dịu nhẹ với những con gió thoảng qua, với những tia nắng mỏng manh len lỏi qua từng tán lá mỏng. Bầu trời dường như cao, xanh và trong hơn, những đám mây bàng bạc rượt đuổi nhau thong dong, không vội vã cũng khiến cho lòng người thấy nhẹ nhõm hơn.
Mùa thu, người ta bảo mùa của yêu thương, của những dịp đoàn viên. Và có lẽ mùa thu gắn với Tết trung thu, để mọi người có thể về nhà, quây quần bên nhau đầm ấm và hạnh phúc. Có lẽ người ta yêu mùa thu bởi nhiều điều bình dị và ấm áp như vậy đó.
Mùa thu là vậy đó, nhẹ nhàng, tinh tế nhưng đầy sức hút và ám ảnh. Em yêu mùa thu, yêu những gì thuộc về mùa thu.
Đề bài 2 : Ý kiến về lời khuyên “Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”
Bài làm
Cuộc sống của mỗi chúng ta vẫn luôn tồn tài nhiều ước mơ, nhiều khát vọng; và hằng ngày chúng ta đang không ngừng cố gắng và nỗ lực để chạm tay tới những điều đó. Tuy nhiên khoảng cách giữa hiện thực và ước mơ lại hoàn toàn xa xôi. Bởi vậy có người đã từng đưa ra lời khuyên rằng “Đừng sống theo điều ta mong muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”.
Có thể nói rằng đây là lời khuyên rất đúng đắn và mang ý nghĩa sâu sắc. Câu nói có hai vế, với hai mệnh lệnh “đừng” và “hãy”.
“Đừng sống theo điều mà ta muốn”, vế thứ nhất này khuyên chúng ta đừng nên sống theo những gì mà bản thân mình mong muốn; bởi rằng ước muốn của con người là vô tận và không kể hết. Chúng ta muốn có thật nhiều tiền, chúng ta muốn đi du lịch khắp thế giới, muốn trở thành người nổi tiếng, muốn như siêu nhân, muốn được trẻ mãi không già như trong các bộ phim. Những ước muốn này không có ai đánh thuế, không ai cấm, nhưng nó có đúng với hiện thực của bản thân mình hay không thì chỉ có bạn mới hiểu. Chúng ta dựa vào những ước muốn để cố gắng, để nỗ lực, để biến nó thành hiện thực. Tuy nhiên chúng ta không chỉ dựa vào đó mà sống được. Bởi những ước muốn luôn chưa bao giờ được cụ thể hóa thành hành động. Khi rơi vào tình trạng sống nhờ ước muốn thì có lẽ bản thân mình sẽ rơi vào tình trạng ảo tưởng, không chịu cố gắng, chỉ đắm chìm vào những điều đó.
Tôi có quen một cô bạn, cô ấy mơ ước thành phi công có thể bay khắp bầu trời. Nhưng suốt ngày cô ấy chỉ lang thang trên mạng và kiếm tìm những hình ành dành cho phi công nữ đẹp và nghĩ đến bản thân mình sau này. Cứ ngày nào cũng vậy, cô ấy chỉ lặp lại một việc như vậy. Liệu rằng có phải cô ấy đang ảo tưởng bản thân mình quá hay không.
Khi chỉ sống dựa vào ước muốn thì chúng ta sẽ bị trì trệ và bị kìm hãm sự phát triển của bản thân mình. Chúng ta cần biết thoát khỏi ước muốn để hiện thực họa mọi ước mơ.
Bởi vậy vế thứ hai của câu nói chính là “Hãy sống theo những gì ta có thể”. Từ ‘có thể” ở đây là chỉ khả năng, chỉ hiện thực nằm trong tầm kiểm soát của bản thân mình. Bản thân mình có thể làm được những gì, có thể biến ước mơ thành hiện thực như thế nào, có thể trở thành người có ích ra sao. Như vậy điều có thể nói một cách ngắn gọn chính là năng lực bạn đến đâu. Khi mà bản thân có thể làm được điều gì chắc chắn thì hãy nên làm và tự tin để làm. Đây mới là những con người biết sống và dám sống, dám làm.
Nếu như bạn có ước mơ trở thành một cô giáo dạy giỏi, điều hiện tại mà bạn có thể làm chính là cố gắng và nỗ lực. Bạn thấy mình có khả năng truyền đạt kiến thức, có chất giọng khỏe để đứng lớp cả ngày, có thể yêu học sinh như con cái của bản thân mình. Nếu bạn thấy được tất thảy những điều đó thì bạn hãy không ngừng cố gắng và nỗ lực để đạt được điều đó.
Cuộc sống luôn là những mảnh ghép nhiều màu va chạm vào nhau, khi chúng ta tìm được chiếc chìa khóa để bước vào cánh cửa ấy, chứng tỏ chúng ta đã hiểu rằng mình cần phải sống theo khả năng, vào sự thích nghi của bản thân để có thể hiện thực hóa những ước mơ.
Dựa vào ý chí và nghị lực để từng ngày chạm tay vào ước mơ chính là bạn đang sống theo điều mà mình có thể để khiến cho tương lai tươi sáng và tràn đầy tin yêu hơn.
Như vậy lời khuyên “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể” đã khiến cho nhiều người thức tỉnh. Đặc biệt đối với những bạn trẻ thì đây chính là điều mà các bạn nên nhận ra để sống đẹp, sống đúng và sống có ích cho xã hội này hơn.
Đề bài 3 : Suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao xưa
Bài làm
Mỗi người chúng ta lớn lên trong những câu ca của mẹ của bà, được tắm táp trong những làn điệu dân ca mượt mà nhưng chất chứa cảm xúc của người xưa. Ca dao dân ca luôn là mạch nguồn tình cảm vô tận mà con người gửi gắm vào trong đó. Qua những lời mẹ hát, chúng ta cảm nhận được số phận của người phụ nữ với nhiều phẩm chất vừa đáng thương, vừa đáng quý.
Có thể nói ca dao là nơi khơi nguồn tình cảm, làm cho cảm xúc trong trái tim trỗi dậy. Và người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho người sang tác. Dù ở thời đại nào thì người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng ở thời đại phong kiến xưa, chế độ “trọng nam khinh nữ” còn ngự trị thì người phụ nữ bị coi rẻ, bị xã hội chèn ép, đè nén. Thân phận và cuộc đời của họ không thể kể hết trong mấy câu, mấy lời. Bởi nó đã được kể trong hàng nghìn câu ca dao, dân ca. Người xưa đã mượn những lời ca để vẽ lên một bức tranh nhiều màu sắc về phụ nữ Việt Nam thời đó.
Hẳn rằng chúng ta đã bắt gặp những câu hát:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày
…
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Chỉ với cụm từ « thân em » đã gợi nhắc đến sự cô độc, lẻ loi, không được coi trọng. Phận con gái mỏng manh, yếu đuối, không được nâng niu trân trọng. Xã hội coi rẻ người phụ nữ, coi họ như những món hàng, thích thì « mua « , không thích thì lại « bán ». Sự bạc bẽo đến tái tê lòng đó khiến cho người phụ nữ chạnh lòng nhưng cũng không biết làm thế nào, đành cam chịu và chấp nhận số phận đó.
Thân phận của những người phụ nữ đi lấy chồng xa còn khắc nghiệt và chua xót :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Trăm bề đều là nỗi đau, là nỗi nhớ. Sống trong cảnh xa nhà, theo chồng nơi phương xa, người phụ nữ không biết giãi bày tâm sự cùng với ai. Với quan niệm « Xuất giá tòng phu » nên người phụ nữ chỉ biết câm lặng sống bên chồng, vì chồng mà chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi đi nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà vào sâu trong trái tim mình. Chỉ biết đau đáu nhìn về quê mẹ mà đau, mà xót. Bởi rằng kêu ai ai thấu, gọi ai ai thưa.
Chúng ta bắt gặp người phụ nữ trong bài ca dao « Con cò »
Con cò mà đi ăn đêm
Dậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ong ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Dừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây là tấm lòng của người mẹ người quanh năm bôn ba, lặn lộn vất vả vì con. Chăng may gặp chuyện chẳng lành nên người mẹ kêu gào thảm thiết, rằng có khổ có vất vả tới đâu thì vẫn nguyện hi sinh vì chồng vì con. Đó là những con người đáng trân trọng, đáng quý trong xã hội phong kiến. Họ vẫn âm thầm và lăng lẽ hi sinh đời mình vì con cái, vì gia đình nhiều như thế. Tấm lòng của họ trong thiên hạ thật đáng quý.
Mỗi câu ca dao, dân ca viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều khiến cho người đọc chua xót và cảm thông. Họ là những người thấp cổ bé họng trong thiên hạ, chịu thương, chịu khó, nhọc nhằn vất vả nhưng vẫn giữ được tấm lòng son với chồng, giữ đạo làm me với con. Họ khổ, họ nghèo nhưng trái tim có sáng, tấm lòng họ trong. Đó là những con người đáng nhẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, nhưng cuộc sống khắc nghiêt, xã hội khắc nghiệt.
Ca dao dân là mềm mại, mượt mà là nơi làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt. Họ đáng đươc sống sung sướng và hạnh phúc. Họ là những tượng đài bất diệt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Họ là vợ, là mẹ, là chị, là bà.
Bài làm
Thôi Hiệu là nhà thơ sang tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông lại đánh dấu sự lớn mạnh của thơ Đường cũng như phong cách sang tác rất độc đáo.Trong đó bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là nổi tiếng hơn hết bởi tứ thơ súc tích, cách dẫn dắt rất khéo khiến người đọc có cảm giác như đang quay về thời cổ xưa. Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” gửi gắm tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái, về chuyện được mất ở đời.
“Hoàng Hạc Lâu” là một bài thơ nhuốm màu buồn, là màu buồn của thơ hay của người. Trải dài từng câu từng chữ là nhịp thơ chậm rãi, êm êm, nhẹ nhàng như da diết cứa vào lòng người nhiều tình cảm chua xót lẫn tiếc nuối.
Hai câu đề như mở ra một viễn cảnh hoang tàn, cô độc:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ
Tác giả đã mượn điển cổ “Hạc vàng” trong truyền thuyết hóa tiên của Phí Văn Vi. Hoàng Hạc Lâu là nơi lưu truyền nhiều truyền thuyết, đáng chú ý hơn hết vẫn là hình ảnh hóa tiên của nhân vật trong lịch sử. Những năm tháng chói chan, hào hung của lịch sử ấy gợi nhắc chúng ta nhớ đến một thời vàng son mà nơi đây từng có. Ấy vậy mà đến câu thơ thứ hai, giọng thơ như chùng xuống, khiến người đọc cảm thấy trơ trọi và lạc long biết bao nhiêu. Một chữ ‘trơ” khiến cho cả câu thơ não nề và cô độc biết bao nhiêu. Ngày xưa đẹp bao nhiêu thì nay hoang tàn và đổ nát biết bao nhiêu. Biện phát tu từ đối lập được Thôi Hiệu sử dụng một cách triệt để để phát huy được vai trò của nó. Và cũng từ bức tranh cô độc, hoang tàn này của Hoàng Hạc lâu dẫn dụ người đọc đi đến những mạch cảm xúc khác
Hai câu thực lại một lần nữa khẳng định sự chua xót và nuối tiếc khôn nguôi:
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hoàng Hạc lâu gắn liền với hình ảnh thần tiên thơ mộng giờ chỉ còn là ảo ảnh hư vô. Tác giả nhớ về ngày xưa để nuối tiếc cho những gì đã qua, đã mất. Hiện tại thê lương, tiêu điều và vắng lặng đến nao lòng. Tác giả hỏi người khác nhưng thực ra đang hỏi bản thân mình rằng mây trắng ngày xưa nay có còn nữa hay không. Đây là sự hoài niệm tiếc nuối cho những chuyện đã qua, đã cũ, nghĩ lại chỉ thêm đau lòng.
Với chỉ vài nét vẽ nhưng dường như Thôi Hiệu đã rất khéo léo trong việc làm toát lên tâm tư, tình cảm đang chồng chất, nặng nề ở trong trái tim. Một tâm sự u uất thầm kín cho chuyện nhân tình thế thái.
Hai câu luận miêu tả thật tinh tế khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn của lầu Hoàng Hạc hôm nay:
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Hán Dương và Anh vũ đều là những địa điểm của Lầu Hoàng Hạc. Với hai nét vẽ thiên nhiên gợi nên cảnh cỏ non xanh và sông phẳng lặng. Đến thiên nhiên cũng cô lieu và hoang vắng như thế này càng khiến cho con người ta buồn thêm buồn, sầu thêm sầu. Đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, lấy xa để nói gần rất thi vị của Thôi Hiệu.
Có lẽ hai câu kết khiến cho người đọc thấy xót xa và nuối tiếc nhất, tình cảm trong lòng tác giả bỗng nhiên trỗi dậy mãnh liệtà:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói song cho buồn lòng ai
Màu sắc cổ điển của thơ Đường bao trùm lấy hai câu thơ này, tạo cho nó một vẻ đẹp cô liêu đến não lòng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đang trào lên trong lòng của tác giả. Không biết sóng trên con sông Trường Giang hay sóng đang cuồn cuộn trong lòng của tác giả nữa. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh song lòng trong thơ của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng song ở trong lòng.
Nhịp thơ bỗng nhiên dãn ra, đều đều nhưng lại cứa vào lòng người đọc nỗi nhớ nhà,, nhớ quê hương da diết.
Có thể nói chỉ với bài thơ “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu đã khiến cho thơ Đường Trung Hoa có một bước tiến mới trong phong cách sang tác với những đột phá phi thường. Hoàng Hạc lâu là bài thơ khiến cho người đọc trăn trở về những cảm xúc rất thật của chính tác giả.
Đề bài 5 : Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đồi nền mặc ai”
Bài làm
Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Không phải ai cũng đủ ý chí, đủ cái tâm vững vàng để không dễ dàng bị xoay chuyển. Để có thể giúp tâm tĩnh, không bị người khác tác động quá nhiều đòi hỏi bản lĩnh. Cha ông ta đã có câu ca dao khuyên răn con người rằng “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.
Người ta vẫn nói rằng làm nhà là việc quan trọng của người con trai, hay nói cách khác thì đây chính là việc hệ trọng cần phải làm, cố gắng làm. Cũng không phải bỗng nhiên cha ông ta lại mượn hình ảnh làm nhà để nói đến ý chí giữ vững lập trường của bản thân mình. Ý chí, sự quyết đoán, chính kiến cũng như việc làm nhà, cần phải tìm hiểu thật kĩ, không nên nghe răm rắp theo ý kiến người khác mà xoay chuyển tram đường.
Câu ca dao trên nhằm khuyên răn chúng ta nên bền gan vững chí để không bị lung lay bởi hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Mặc dù vẫn biết rằng nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói mà không có chính kiến của bản thân mình. Câu ca dao không chỉ nói riêng một ai, mà nhắn nhủ chung tất cả moi người cần phải giữ vững lập trường và chính kiến của bản thân mình.
Bên cạnh câu ca dao này còn có câu:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Thật vậy, mỗi người mỗi tính nhưng việc xây dựng cho mình một lập trường riêng thực sự rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Người nói mặc người, bản thân tiếp thu những điều hay, làm những điều đúng, giữ được chính kiến khi đứng giữa hàng tram hàng vạn người khác nhau.
Trong quá trình học tập hay làm việc thì ít nhiều chúng ta vẫn bị tác động, ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Người có ý tốt, người có ý xấu; quan trọng chúng ta cần biết được bản thân nên làm gì, làm như thế nào. Một người có đủ bản lĩnh cũng như có đủ ý chí thì sẽ biết được nên làm gì và không nên làm gì.
Có không ít người trên con đường đi tìm ước mơ đã nghe theo lời người khác, cứ coi suy nghĩ của họ là đúng và làm theo. Lối sống này sẽ tạo thành thói quen cho bản thân mình sau này, tâm không vững và lòng không vững. Rất dễ bị lung lay bởi tác động của ngoại cảnh.
Vế thứ hai của câu ca dao “Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” có ý nghĩa khẳng định rằng dù người khác có làm gì, có xoay chiều như thế này thì mình hãy luôn giữ vững lập trường như lúc ban đầu. Từ “mặc” đã có ý mặc kệ, không để ý đến lời lẽ của thiên hạ, của những người xung quanh cuộc sống của mình.
Việc giữ vững lập trường, giữ chính kiến của mình sẽ khiến bạn được mọi người tôn trọng và yêu quý. Giữ chính kiến sẽ đối lập với a dua, gió chiều nào xoay theo chiều đấy. Hơn hết giữ chính kiến còn giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình từng ngày theo hướng tích cực. Cuộc sống vẫn luôn cần những người như vậy, để không chỉ tốt cho bản thân mà còn tốt cho xã hội.
Có một anh chàng rất tài giỏi nhưng lại thiếu quyết đoán, nghe theo lời người khác, ai nói gì cũng đúng. Vì anh ta không có chính kiến của người khác nên dù có giỏi, có tài đến đâu đi chăng nữa thì vẫn sẽ mãi loay hoay trong chính suy nghĩ của bản thân mình.
Đối với những người trẻ hiện nay thì việc khăng định cái “tôi” cá nhân, khẳng định được nét riêng biệt của bản thân thì cần thiết phải có chính kiến, có được lòng quyết đoán của mình. Như vậy mới có thể tồn tại và phát triển được trong xã hội có nhiều bon chen như hiện nay
Như vậy câu ca dao trên đã khuyên răn con người ta nên có chính kiến và lập luận của bản thân mình để không ngừng hoàn thiện và phát triển tốt con người mình hơn. Đó là nền tảng để sau này chúng ta có bước tiến hơn.
Đề bài 6 : Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” của Nguyễn Du
Bài làm
Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đị “nhờ”, “cậy” duyên như vậy. Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đơn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh.
Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau. Trong tình yêu thì chữ ‘duyên” này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” đã phải mang chữ duyên của mình gởi nhờ một người khác.
Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chi, sẽ không có chuyện “thưa”, “lạy” Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ “cậy” là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.
Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:
Giữa đường dứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ ‘cậy”, nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buôc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng mang nhưng rất mực hiếu thảo. “Gánh tương tư” đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù “trao duyên” cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.
Thúy Kiều đã rất khéo léo khi ‘cậy” duyên em gái, đã đem chuyện mãu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Thúy Kiều và Thúy vân đều đang “đến tuổi cập kề’ nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân “ngày xuân em còn dài”, có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn “ngậm cười chín suối”. Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.
“Trao” đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để di, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.
Và dường như cái chết càng hiển rõ nét trong những lời nói của Kiều:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.
Đoạn trích “Trao duyên” thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.
Đề bài 7 : Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bài làm
Nếu như Nguyễn Du được xem là đại thi hào không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới thì Truyện kiều là kiệt tác làm nên tên tuổi đó của ông. Lật dở từng trang Truyện Kiều, người đọc như có cảm giác đang chứng kiến cuộc đời đầy đau thương, mát mát của thân phận nàng Kiều. Đoạn trích “Nỗi thương mình” như cứa vào long người những vết thương sâu khi Thúy Kiều rơi vào cảnh khốn cùng, bi đát.
“Nỗi thương mình” kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều mắc lừa Sở Khanh và bị bán vào lầu xanh, dưới bàn tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Bằng niềm xót thương vô hạn cho nhân vật của mình, Nguyễn Du như nhỏ máu trên từng trang viết khi kể về cuộc đời Thúy Kiều. Những câu thơ mở đầu vén màn cho cuộc sống chốn lầu xanh phong trần, nhiều nhơ nhớp mà Thúy Kiều phải chịu đựng:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Những hình ảnh mang tính chất ước lệ “Bướm lả ong lơi” “cuộc vui”, “trận cười suốt đêm…đã khiến người đọc liên tưởng đến khung cảnh nhộn nhịp, không thiếu vắng tiếng cười đùa, giỡn chơi với nhau. Một nơi “mua người bán người” như bao phủ lấy đoạn thơ, bao phủ lấy thân phận bé nhỏ của người con gái ấy. Đặc biệt hai điển cố Tống Ngọc và Trường Khanh để chỉ những khách làng chơi không bao giờ thiếu thốn ở những nơi như thế này. CUộc sống tưởng chừng như vui vẻ, tràn ngập tiếng cười như vậy nhưng lại là ngục tù đày đọa thân xác của Thúy Kiều.
Thả mình vào không gian như thế này, Thúy Kiều đau đớn và xót xa:
Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Trong không khí như thế này thì “rượu” chính là thứ để Thúy Kiều mượn tạm để giải sầu cho khuây khỏa, cho đỡ buồn chán và tẻ nhạt. Những lúc rượu tỉnh và đêm đã khuya thì nàng mới “giật mình” “thương mình xót xa”. Phép điệp từ “mình” của Nguyễn Du một lần nữa lại gieo vào long người nỗi xót xa vô hạn. Thương cho phận người con gái long đong, thương cho số phận bạc bẽo nương nhờ chốn phong trần.
Thúy Kiều đã có những tháng năm đày đọa thân xác nơi chốn nhơ nhuốc, dơ bẩn này:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bất thân
Không ai thương cho phận mình nên Thúy Kiều tự ôm lấy mình mà khóc, mà sầu, mà đau. Cuộc vui chóng tàn, người rồi cũng đi, cô đơn bóng lẻ. Tác giả đã ẩn dụ hình ảnh « hoa tàn » để nói lên cuộc đời bị chà đạp, vùi dập không thương xót của người con gái mỏng manh này. Một xã hội nhơ nhớp, chỉ toàn những điều xấu xa, con người yếu đuối thường rất dễ bị vùi dập và chà đạp như vậy.
Khung cảnh lạnh lẽo, cô đơn ấy khiến cho THúy Kiều tưởng chừng như mình đã chết :
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngâm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nét cờ dưới hoa
Giữa chốn lầu xanh dơ bẩn như thế này Thúy Kiều chỉ biết làm ạn với thơ, với họa, với đàn. NHưng nó lại khiến cho người con gái mỏng manh ấy cô đơn, xót xa. Nàng không còn cảm thấy đam mê là nguồn sống nữa. Nỗi buồn bao phủ lấy cả cảnh vật nơi đây khiến cho cảnh cũng có tình, cũng biết buồn, biết gieo nỗi sầu như chính con người vậy.
Với biện pháp tả cảnh ngụ tình rất tinh tế và điêu luyện, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng nhân vật Kiều một cách chân thực và rõ nét nhất. Nỗi buồn chồng chất nỗi buồn khiến cho người con gái ấy tưởng chừng như gục ngã.
Sống giữa chốn lầu xanh, Thúy Kiều phải gồng mình để sống, cố gắng để sống mà như đã chết:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
Niềm vui với Thúy Kiều không hề trọn vẹn, chỉ là « gượng » để cho người ta thấy, cho người ta biết nhưng thực ra trong lòng lại không « mặn mà với ai ».
Như vậy, chỉ với một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Du đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc khi người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lại rơi vào bế tắc và khốn cùng như vậy.
Thúy Kiều đã lấy đi không ít nước mắt của người đọc và lấy đi không ít tâm huyết và tình yêu thương của Nguyễn Du.
Đề bài 8 : Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Bài làm
“Độc Tiểu Thanh ký” là một câu chuyện đời được kể bằng mấy câu thơ cô đọng hàm súc của Nguyễn Du. Có thể coi đây là bài thơ bằng chứ Hán hay nhất của ông in trong tập Thanh hiên thi tập. Bài thơ chính là tiếng lòng tiếc thương, xót xa cho số phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh.
Bài thơ độc Tiểu Thanh ký được lấy cảm hứng từ câu chuyện cảm động của người con gái sống vào đầu đời nhà Minh. Nhưng vì gia cảnh nghèo khó, éo len nên nàng được gả vào một gia đình giàu có, làm lẽ đến hết đời. Tuy nhien vợ cả ghen tuông nên đã cho nàng ở tách biệt trong ngôi nhà ở núi Cô Sơn. Trong những năm tháng sống ở đó, bà đã có hàng trăm bài thơ thổ lộ nỗi niềm, tình cảnh cô đơn lẻ bóng của mình. Ít lâu sau đó, nàng vì quá buồn bã mà chết trong lúc tuổi đời còn quá trẻ. Vợ cả đã đốt đi hết những bài thơ nàng viết, tuy nhiên còn sót lại một số bài, mà sau này người ta bảo chép lại và đặt tên là “Phần dư” để ghi chép lại cuộc đời đầy oan nghiệt của nàng.
Nguyễn Du khi bắt gặp những bài thơ ấy đã nảy sinh lòng trắc ẩn, xót thương cho than phận tài hoa bạc mệnh. Và qua nhân vật này, ông phản chiếu vào cuộc đời mình, nhận ra cuộc đời có quá nhiều bất công, khổ ải.
Nguyễn Du đã mở đầu bài thơ bằng cách gợi ra không gian nơi nàng Tiểu Thanh từng sống:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Hai câu thơ có sức gợi, sức ảm ánh rất lớn, khiến người đọc tưởng tưởng ra không gian, khung cảnh rất xa xa – nơi người con gái bạc mệnh đã từng sống. Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang váng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chon vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây.
Những tâm sự chồng chất ấy, nàng đã giãi bày qua những vần thơ đẫm nước măt. Hình ảnh người con gái có chồng cũng như không, một mình vò võ, “thổn thức” bên song cửa sổ với những mảnh giấy tàn viết nên tâm sự đau lòng. Không còn gì buồn và thê thảm hơn khi “có chồng hờ hững cũng như không”. Cuộc đòi của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến dường như đều bị chà đạp như thế.
Nguyễn Du có cảm giác như mảnh giấy tàn ấy vẫn còn vương vấn linh hồn của nàng, còn phảng phất cho đến tận bây giờ.
Ông xót xa cho than phận bạc mệnh đó
Son phấn có thần chon vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Hai câu thơ này đã toát lên sự xót xa, chua xót đến tột độ của Nguyễn Du khi nghĩ đến người con gái mệnh bạc ấy. Đã 300 năm trôi qua nhưng hình ảnh của nàng vẫn còn vương vấn, khiến người đòi về sau không khỏi xót thương. Tác giả dùng từ « son phấn » để chỉ nhan sắc của người con gái dù có xinh đẹp bao nhiêu thì cũng bị vùi dập, chà đạp không tiếc thương, cuối cùng đành ôm hận mà chết. Những trang thơ mà nàng viết, bị người ta đốt cháy hết thì nó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Hai câu luận đã thể hiện được sự đồng cảm, xót xa cho thân phận tài hoa này :
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Hai câu thơ cất lên đầy sự tuyêt vọng, ai oán và u sầu nặng nề. Hỏi trời cao, trời không thấu, trách kẻ bạc tình, người không hay. Nguyễn Du thốt lên một câu hỏi đầy chua xót nhưng nhận về mình nhiều khổ đau. Những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp tư xưa đến nay dường như đã mang trong mình cái « án » oan nghiệt, không thể rũ bỏ được.Hay chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng nhiều chua cay như thế này.
Và ở hai câu kết, tác giả đã vận vào bản thân mình, vận sự bạc mệnh của người phụ nữ tài hoa ấy
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Một câu hỏi tu từ đầy ngậm ngùi và chua xót khi nghĩ đến cảnh mình sau 300 năm nữa. Tiểu Thanh sau 300 năm vẫn khiến người đọc xót xa, day dứt, nhưng liệu rằng mình có còn được như thế, hay hóa thành cát bụi.
Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã liên tưởng đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. Câu thơ còn khiến cho người đọc phải nghĩ, phải day dứt và xót xa trăm nghìn lần.
Bài thơ « Đọc tiểu thanh ký » của Nguyễn Du là một kiệt tác để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm thương cảm về số phận bất hạnh của nhiều người trõng xã hội, lên án xã hội chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Đề bài 9 : Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Bài làm
Nếu như bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang vọng trên tuyến sông Như Nguyệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam thì bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Sở dĩ gọi bài cáo “Bình ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà.
“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Với giọng thơ hào hùng, dứt khoát, giống như lời khẳng định chắc nịch “Nước Nam là của nhân dân Việt Nam”.
Ngay từ đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã dõng dạc vang lên:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “như nước Đại Việt ta từ trước” là bởi vì trước đây Lý Thường Kiệt đã khẳng định:
Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tái sách trời.
Tuy nhiên việc khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của Nguyễn Trãi hoàn toàn khác so với Lý Thường Kiệt. Nếu Lý Thường Kiệt xem việc khẳng định chủ quyền là do trời định, còn Nguyễn Trãi lại dựa vào nhân định. Đây là hai tư tưởng khác nhau giữa hai thời đại khác nhau. Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh thêm, để có được độc lập, nhân dân ta đã phải đánh đổi rất nhiều máu và nước mắt. Đó chính là sự cống hiến của bao nhiêu thế hẹ mới có được, không phải do trời ban, cũng không phải tự nhiên mà có:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Như vậy chủ quyền của Việt Nam, độc lập của Việt Nam có được vững bền là nhờ sự cống hiến của nhân dân, của sự đồng cam cộng khổ suốt mấy nghìn năm từ khi dựng nước đến giờ. Trung Quốc tuy lớn mạnh với những thời đại đã làm nên lịch sử vang dội, gây nhiều sóng gió nhưng Việt Nam vẫn luôn giữ vững ý chí, vẫn luôn cống hiến không ngừng nghỉ. Tuy là nước bé nhưng ý chí và nghị lực không hề bé. Đây chính là một tinh thần cần phải học tập và phát huy ngay cả trong thời bình. Độc lập chủ quyền mà dân tộc ta giành được nhờ vào sự đoàn kết toàn dân, vào phong tục, tập quán…Đây chính là lời khẳng định hùng hồn của Nguyễn Trãi.
Vì tất thảy những lẽ đó mà Nguyễn Trãi đã hô lên vang dội:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh
Mặc dù lời thơ chùng xuống nhưng vẫn có sức nặng, sức vang đội đối với người đọc. Dân tộc ta đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, đã phải gồng mình chiujd đựng sự xâm lược của bọn đế quốc, thực dân phong kiến. Kết quả của sự cố gắng đó chính là sự “vững bền” “đổi mới” giang sơn. Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh to lớn, bao la của vũ trụ “càn khôn” và “nhật nguyệt” để nói lên sự trường tồn, thái bình, thịnh vượng của một quốc gia.
Nguyễn Trãi không tự cao vì những chiến công đó, ông còn khẳng định rằng sở dĩ đất nước được thịnh vượng, độc lập là do nhân dân ta luôn biết ơn tổ tiên đi trước:
Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng
Ngầm giúp đỡ mới được như vậy
Chúng ta nhận thấy một sự khiêm tốn rất tinh tế. Độc lập, chủ quyền của đất nước ta có được là nhờ cha ông, tổ tiên ở trên trời linh thiêng giúp đỡ, tạo ban phước lành. Đây chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn, một truyền thống rất sâu sắc của đất nước ta từ bao nhiêu đời nay.
Với những lý trên “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thực sự là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và sự thái bình thịnh vượng đáng được hưởng của một quốc gia.
Đề bài 10 : Cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai
Bài làm
Ca dao, dân ca Việt Nam là nơi gửi gắm những khát vọng, ước nguyện của người nông dân, người phụ nữ…Với lời ca da diết, nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm. Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca nói về tâm sự thầm kín và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trong xã hội phong kiến, phụ nữ luôn là tầng lớp thấp cổ bé họng, kêu không ai nghe, than không ai thấu. Bởi vậy họ gửi tâm sự, nỗng lòng nặng nề qua từng lời ca như xé ruột:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Trong xã hội phong kiến, khi tình yêu trai gái chưa “mạnh bạo”, còn e dè thì hình ảnh “chiếc khăn tay’ được xem là vật định tình, trao duyên thiêng liêng, được gìn giữ và nâng niu. Chiếc khăn tay đó gửi gắm biết bao nhiêu yêu thương, bao nỗi nhớ trằn trọc mà không dám bày tỏ. Với một loạt hình ảnh “khăn rơi”,’”khăn thương”,”khăn vắt”, ‘khăn chùi” được điệp đi điệp lại ở mỗi dòng lại khiến cho người đọc nghèn nghẹn vì tâm tình của cô gái trẻ không biết giãi bày cùng ai.
Có lẽ người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi thương, khi yêu cũng chỉ biết lặng lẽ một mình và ôm thương nhớ tự trăn trở với bản thân mình như thế. Khi đã quá nhớ, quá thương chỉ biết mượn nước mắt để làm vơi nỗi sầu.
Hình ảnh chiếc đèn dầu cũng được nhắc đến:
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
“Đèn” là hình ảnh dùng để thắp sáng những lúc đêm đã về khuya. Nó cứ gợi lên hình ảnh một người phụ nữ ngồi cạnh chiếc bàn, có thắp đèn và đợi chờ điều gì đó. Đợi chờ một người con trai, chờ người tình hay chờ người chồng mà nỗi lo cứ dai dẳng. Người phụ nữ đã mượn “khăn”, mượn ‘đèn’ để làm vơi nỗi nhớ nhưng dường như nỗi nhớ cứ chồng chất:
Mắt thương nhớ ai
Mắt không ngủ yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề
Điều còn đọng lại trong tim người phụ nữ chính là nỗi lo không yên, lo muôn chuyện, lo cho những gì dở dang, lo cho tương lai. Từ “bề” ở câu cuối cùng chính là bề gia thất, điều mà phụ nữ trong thời phong kiến ai cũng khát khao có được.
Với lời ca dung dị, mộc mạc, chân thành mà sâu sắc, đã lột tả được nỗi niềm của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến. Hình ảnh đó khiến người đọc thương cảm và xót xa.
Đề bài 11 : Phát biểu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Du
Bài làm
Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với hơn 3000 câu thơ lục bát. Nguyễn Du được xem là người có vốn ngôn ngữ phong phú và chữ “tâm” rất sáng. Ông được yêu quý không phải vì kiệt tác Truyện Kiều mà còn ở nhân phẩm, cốt cách con người của ông. Nguyễn Du để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.
Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Truyện Kiều là minh chứng cho điều này. Để sáng tác được một tác phẩm thơ đồ sộ như thế cần phải có một tài năng thiên bẩm, được trau dồi và rèn giũa qua một quá trình dài. Đó là sự nỗ lực cống hiến cho văn học, cho niềm đam mê. Nguồn ngôn ngữ mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều giống như “thiên từ điển” giúp cho người đọc có thêm nhiều phát hiện thú vị nhất.
Truyện Kiều kể về cuộc đời của tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều với nhiều nước mắt và bất hạnh. Nguyễn Du đã rất kỳ công để xây dựng nên hình tượng điển hình cho vẻ đẹp thời bấy giờ, một Thúy Kiều vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nỗi gian nan mà nàng phải trải qua đằng đằng suốt bao nhiêu năm trời. Người đọc sẽ nhận ra 15 năm Kiều lưu lạc nhân gian với bi thương rất nhiều cũng chính là 15 năm lưu lạc nơi quê vợ của Nguyễn Du. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, bần hàn nhất. Có lẽ vì lý do này mà ông đã thổi hồn vào từng câu chữ một cách tinh tế và nhuần nhuyễn như vậy.
Truyện Kiều không những là kiệt tác đồ sộ của văn học Việt Nam mà nó còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều đã khiến cho Nguyễn Du trở thành “đại thi hào”. Điều này thực sự xứng đáng với một con người cống hiến hết mình cho nghệ thuật như Nguyễn Du.
Để viết được một kiệt tác làm rung động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống như vậy, chắc chằn rằng Nguyễn Du phải là người am hiểu được nỗi khổ cùng cực của con người trong xã hội phong kiến thời bất giờ. Đặc biệt là thân phận rẻ mạt, hẩm hiu của người phụ nữ, tài hoa nhưng bị chà đạp, vùi dập.
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm trong truyện Kiều chính là tấm lòng, là sự tha thiết đòi công bằng cho một con người. Tấm lòng, chữ tâm bao la của Nguyễn Du đã khiến những câu chữ cũng trở nên bật khóc. Lời thơ cũng chính là tiếng khóc, tiếng kêu than cho Nguyễn Du đối với một kiếp người.
Ông đã gieo vào lòng người đọc niềm ai oán, thống khổ của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Tiếng kêu cứu của họ dường như mãi ở sâu dưới đáy giếng, không ai thấu, không ai hiểu. Nguyễn Du đã khóc cùng nhân vật của mình, họ đau bản thân ông cũng đau rất nhiều. Có những lúc đọc truyện Kiều có cảm giác như câu chữ như vỡ ra, lòng đau thắt.
Nguyễn Du – một con người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la. Đây chính là nhân tố làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến bây giờ Truyện Kiều vẫn chưa bao giờ thôi gợi lên niềm xót thương cho người đọc. Chữ tâm, chữ tình của tác giả như hòa quyện vào trong nỗi đau và niềm xót thương đối với một kiếp người.
Hơn hết Nguyễn Du đã làm tròn bổn phận của một người có thể truyền được tình cảm đến người đọc. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Ông khiến những ai tiếp xúc với Truyện kiều đều mang trong mình lòng trắc ẩn cho con người trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy.
Nguyễn Du thực sự là tác giả để lại sự yêu mến vô bờ đối với độc giả. Đọc Truyện Kiều, người đọc hiểu một phần nào cuộc đời nổi trôi của ông và càng khâm phục hơn nữa nghị lực của ông, của chính nhân vật.
Đề bài 12 : Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Bài làm
Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông.
Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày.
Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè. Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc.
Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc.
Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vu Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bơi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng.
Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.
Đề bài 143: Cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bài làm
Nếu như cảm hứng hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khiến người đọc nhận ra được xã hội phong kiến suy tàn, thối nát, con người bì chà đạp cả thể xác và tinh thần thì cảm hứng nhân đạo gieo vào lòng người đọc niềm xót thương vô hạn. Cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều là cảm hứng xuyên suốt từng nhân vật, từng câu chữ, ngấm vào tim của tác giả và của người đọc.
Có thể nói chính cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người yêu truyện Kiều và thương cho số phận hồng nhan tài hoa bạc mệnh. Trước hết chúng ta có thể thấy được cảm hứng nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm qua tác phẩm xuất phát từ hiện thực nhiều cay nghiệt, oan trái trong xã hội phong kiến bấy giờ.
Là một người tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn đối với những phận người tài hoa nhưng nổi trôi trong xã hội như Thúy Kiều; Nguyễn Du bằng trái tim, bằng nước mắt khắc họa thành công nhân vật Thúy Kiều.
Kỳ thực Thúy Kiều không phải được dựng lên bằng ngôn ngữ tài hoa bậc thầy của Nguyễn Du mà được tạo nên từ chính tình cảm yêu thương mãnh liệt của ông.
Tinh thần nhân đạo chạy dọc suốt hơn 3000 câu thơ, từ nhân phẩm, tính cách của nhân vật đến những cơ cực mà họ mang đến khát khao vươn tới hạnh phúc. Đó đều là những giá trị đáng trân trọng của một con người. Thúy Kiều vì gia đình sa cơ lỡ bước mà cuộc đời cô phải trải qua 15 năm lưu lạc. Hẳn người đọc còn nhớ đến gia cảnh của Nguyễn Du, ông cũng đã từng trải qua 15 năm lưu lạc ở quê vợ với cuộc sống cùng cực. Có thể nói cảm hứng của truyện Kiều chính là từ cuộc đời của Nguyễn Du. Thấu hiểu được nỗi khổ của cảnh sống trôi nổi Nguyễn Du đã thổi hồn, thổi chữ tâm vào nhân vật Thúy Kiều.
Thúy Kiều đã trải qua bao nhiêu sóng gió, qua tay bao nhiêu kẻ, chịu nhiều nỗi nhục nhã, ê chề nhưng nàng vẫn kiên cường, mạnh mẽ chống chọi tất cả. Hơn hết Thúy Kiều vượt lên số phận, luôn khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc, khát khao được đoàn tụ. Đây đều là những khát vọng bình dị nhưng lại vô cùng lớn lao đối với số kiếp tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều.
Nỗi cay đắng, cùng cực mà Thúy Kiều mang nặng suốt 15 năm chính là số mệnh mà cô phải hứng chịu. Người con gái ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì càng bị vùi dập bấy nhiêu. Thực sự người đọc rớt nước mắt trước cảnh một người con gái tuyệt sắc giai nhân nhưng bị chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.
Thúy Kiều rơi vào cảnh này cũng xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha, nàng lựa chọn chữ “hiếu” thay vì chữ ‘tình”. Bởi hai chữ đó có bao giờ được vẹn nguyên, sự lựa chọn nghiệt ngã, đầy nước mắt ấy chính là con đường gian khổ mà Thúy Kiều phải chịu dày vò.
Qua việc xây dựng hình tượng Thúy Kiều đẹp đẽ, đầy sức sống, đầy khát khao và tình yêu Nguyễn Du đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về khát vọng sống, khát vọng vươn tới hạnh phúc. Khi tình yêu lớn hơn sự khắc nghiệt của hiện tại thì nó sẽ chiến thắng.
Người đọc không khỏi xúc động, nghẹn ngào thương cho cuộc đời của Thúy Kiều, thương cho những người con gái bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Qua đó bộc lộ thái độ căm phẫn đến tột độ xã hội thối nát đẩy con người đến bước đường cùng.
Như vậy “truyện Kiều” của Nguyễn Du thực sự là một tác phẩm mang nặng cảm hứng nhân đạo và tình yêu thương con người sâu sắc. Đây là điều mà Nguyễn Du muốn hướng tới, muốn gửi gắm đến mọi người.
Đề bài 14: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Bài làm
Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.
Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.
Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.
Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.
Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.