Bài tập cuối chương IV

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

a)

+ Ví dụ về 2 góc kề nhau: Góc xOy và góc yOz

+ Ví dụ về 2 góc kề bù:  góc mAp và pAn

+ Ví dụ về hai góc đối đỉnh: góc uBt và góc vBk

b) Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

c)

Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, tạo ra: Góc A1 và B1 là cặp góc so le trong; Góc A2 và B1 là cặp góc đồng vị

d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc so le trong bằng nhau ( Tính chất 2 đường thẳng song song)

e) Tiên đề Euclide về đường thẳng song song: Qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

a) Hai góc có tổng số đo bằng 180 \(^\circ \) không phải là hai góc kề bù, vì 2 góc kề bù phải là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180 \(^\circ \), chẳng hạn:

Góc xOy và góc xOz có tổng số đo bằng 180\(^\circ \) nhưng không phải là hai góc kề bù, vì không kề nhau

b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh không phải là hai góc đối đỉnh, chẳng hạn:

Góc mAq và nAp bằng nhau và có chung đỉnh nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}}( = 124^\circ )\). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên z // t

b) Vì \(\widehat {{D_1}}= \widehat {{C_1}} (= 90^\circ) \)

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên m // n

c) Vì \(\widehat {{E_1}} + \widehat {{E_2}} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(110^\circ  + \widehat {{E_2}} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{E_2}} = 180^\circ  - 110^\circ  = 70^\circ \)

Vì \(\widehat {{E_2}} = \widehat {{G_1}}( = 70^\circ )\). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên x // y

d) Vì \(\widehat {{K_1}} + \widehat {{K_2}} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(\widehat {{K_1}} + 56^\circ  = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{K_1}} = 180^\circ  - 56^\circ  = 124^\circ \)

Vì \(\widehat {{H_1}} = \widehat {{K_1}}( = 124^\circ )\). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên u // v

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

a) Vì Cx // AB nên \(\widehat {ABC} = \widehat {BCx}\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {ABC} = 45^\circ  \Rightarrow \widehat {BCx} = 45^\circ \)

b) Vì AE \( \bot \) AB; AE \( \bot \) ED nên AB // ED (2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau)

Mà Cx // AB (gt)

\( \Rightarrow \) Cx // ED (2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau)

c) Vì Cx // ED nên \(\widehat {EDC} = \widehat {DCx}\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {EDC} = 60^\circ  \Rightarrow \widehat {DCx} = 60^\circ \)

Vì tia Cx nằm trong góc BCD nên \(\widehat {BCD} = \widehat {BCx} + \widehat {DCx} = 45^\circ  + 60^\circ  = 105^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

a) Các cặp góc đồng vị bằng nhau là: góc mAn và xEn; góc mAz và xEz; góc nAq và nEt; góc qAz và tEz; góc pBq và pDt; góc qBy và tDy; góc mBy và xDy; góc pBm và pDx

b) Vì mq // xt nên \(\widehat {BAC} = \widehat {zEt}\) ( 2 góc đồng vị) nên \(\widehat {BAC} = 45^\circ \).

Vì mq // xt nên \(\widehat {CDE} = \widehat {ABC}\) ( 2 góc so le trong) nên \(\widehat {CDE} = 37^\circ \).

c)

Bạn Nam nói đúng vì:

Vì c // mq nên \(\widehat {ABC} = \widehat {{C_1}}\) ( 2 góc so le trong) nên \(\widehat {{C_1}} = 37^\circ \)

Vì c // xt nên \(\widehat {CED} = \widehat {{C_2}}\) ( 2 góc so le trong) nên \(\widehat {{C_2}} = 45^\circ \)

Vì \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = \widehat {BCE}\) nên \(\widehat {BCE} = \widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = 37^\circ  + 45^\circ  = 82^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)