Nội dung lý thuyết
- Ở Đàng Ngoài:
+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do những cuộc xung đột kéo dài.
+ Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.
+ Đời sống nông dân khổ cực, bị bần cùng hóa do: bị mất ruộng đất; phải chịu nghĩa vụ tô thuế và lao dịch nặng nề cho nhà nước phong kiến; tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... liên tiếp diễn ra.
- Ở Đàng Trong:
+ Do khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đưa đến sự hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.
- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,....
- Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...
- Nội thương:
+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.
+ Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
- Ngoại thương phát triển mạnh:
+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…
+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...
+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài
- Trong các thế kỉ XVII – XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại:
+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…
+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…
- Đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thế kỉ này.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVIII được lan truyền trong cả nước.
- Tín ngưỡng: nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
- Trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. A-lếch-xăng Đơ-Rốt là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh.
- Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều hơn với một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng, như: bộ diễn ca Thiên Nam ngữ lục; Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác)...
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...