Nội dung lý thuyết
Sau khi học xong phần thực hành, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ (vi khuẩn).
- Làm được tiêu bản tế bào nhân thực và quan sát hình dạng nhân và một số bào quan trên tiêu bản đó.
- Rèn các kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.
- Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn.
- Nước cất; 10 g thuốc nhuộm đỏ (fuchsine kiềm); 6 g xanh methylene; 100 mL ethanol 90%; dầu Set; potassium iodide (KI).
- Các thuốc nhuộm cần được pha với ethanol thành dung dịch gốc nồng độ 10% (tỉ lệ 1 : 12), lọc kĩ và giữ trong lọ thuỷ tinh màu tối có nút mài. Trước buổi thí nghiệm cần pha dung dịch gốc với nước cất vô trùng (thường pha theo tỉ lệ 1 mL dung dịch gốc và 100 mL nước cất).
- Vi khuẩn trong khoang miệng, lá thài lài tía hoặc củ hành tây, tế bào niêm mạc trong khoang miệng.
- Bước 1: Cố định mẫu
- Bước 2: Nhuộm mẫu vật
- Bước 3: Rửa mẫu nhuộm
- Bước 4: Quan sát tiêu bản
- Bước 1: Tách một vảy hành hoặc lá thài lài tía.
- Bước 2:
- Bước 3: Đặt lớp tế bào vừa tách được lên lam kính vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.
- Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên lam kính, để yên trong 2 - 3 phút.
- Bước 5: Thấm khô tiêu bản và đăt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa thị trường kính hiển vi rồi quay vật kính 10x để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát sau đó chuyển sang vật kính 40x.
- Bước 6: Quan sát hình thái, phân biệt thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vị trí của nhân.
- Bước 7: Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào.