Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thay đổi về nhiệt độ
+ Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng 0,89°C (thời kì từ năm 1958 đến năm 2018).
+ Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.
+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 – 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.
Ghi chú:
Giá trị âm (-): mức thấp hơn trung bình 60 năm
Giá trị dương (+): mức cao hơn trung bình 60 năm
- Thay đổi về lượng mưa
+ Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.
+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
+ Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
+ Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước, mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, rét đậm và rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.
- Tác động tới sông ngòi
+ Biến đổi khí hậu thường tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.
+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.
+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.
- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm
Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
- Những tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động kinh tế – xã hội.
- Có hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể:
- Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.