Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 - 1945 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975

- Thế giới: xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, tuy nhiên quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

- Trong nước:

+ Đất nước thống nhất, đi lên xây dựng CNXH.

+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, quan hệ VN với TQ, Campuchia bất ổn.

Kì họp thứ nhất

2. Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975

a. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 – 1979)

- Tháng 5/1975, tập đoàn Pôn Pốt đánh chiếm đảo Phú Quốc, Thổ Chu của VN.

- Ngày 22/12/1978, Pôn Pốt tiến đánh Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ VN.

- Quân dân VN tổ chức phản công, thực hiện quyền tự vệ chính đáng, đánh bật quân Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ.

b. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989)

- Ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn tấn công dọc biên giới phía Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Quân dân VN tiến hành chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút về nước.

Nghĩa trang liệt sĩ

c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của VN ở Biển Đông

- Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà nước CHXHCN Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ VN, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

- Trong các năm 1979, 1981, 1988, VN liên tục công bố Sách trắng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

- Năm1982, Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

- Để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, Việt Nam triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa: xây dựng bia chủ quyền, dự án phát triển kinh tế - xã hội….

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của VN ở Biển Đông

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay

- Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.

4. Môt số bài học của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975 đến nay

- Phát huy tinh thàn yêu nước và lòng nhân đạo cao cả của con người Việt Nam

- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Phát triển, sáng tạo nghệ thuật lãnh đạo và nghệ thuật quân sự (nghệ thuật chiến tranh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân)