Bài 8. Dịch vụ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Thuận lợi
Nhân tốẢnh hưởng
Trình độ phát triển kinh tế và năng suất năng động

- Có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành dịch vụ:

+ Làm tăng quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành.

+ Làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ.

- Năng suất lao động tăng => Thúc đẩy ngành dịch vụ mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình và nâng cao chất lượng.

Quy mô, cơ cấu dân cư và mức sống

- Dân đông => Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Mức sống dân tăng => Đa dạng dịch vụ, sức mua tăng.

- Lao động dồi dào => Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phân bố dân cư và đô thị hoáẢnh hưởng rõ nét đến mạng lưới các ngành dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

Đang hiện đại hoá => Góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ.

Khoa học công nghệĐổi mới khoa học => Góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí nước ta tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng tuyến du lịch, giao thông.

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra quanh năm, phát triển giao thông đường sông.

Khó khăn

- Trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng còn chênh lệch.

- Địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh; thiên tai nhiều.

2. Một số ngành dịch vụ

a. Giao thông vận tải

* Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải:

- Đường ô tô: là loại hình giao thông quan trọng nhất nước ta. Các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, miền, trung tâm hành chính; nối liền cảng biển, cảng hàng không.

he-thong-duong-cao-toc-viet-nam-den-nam-2025-uu-tien-phat-trien-truc-ngang

- Đường sắt: quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất. Các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt xuyên Á đang được xây dựng.

- Đường biển: nước ta có 34 cảng biển, trong đó có một số tuyến đường biển quốc tế.

- Đường sông: các tuyến đường sông được phát triển trên các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long,..

- Đường hàng không: nước ta có 22 cảng hàng không (năm 2022), bao gồm 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa.

* Các đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy kinh tế vùng và cả nước.

b. Bưu chính viễn thông

- Là ngành quan trọng, góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Doanh thu tăng liên tục, đạt 343,2 nghìn tỉ đồng (năm 2021). Mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước.

+ Bưu chính: phát triển đa dạng và hiệu quả hơn. Các dịch vụ truyền thống từng bước chuyển sang dịch vụ số.

+ Viễn thông: phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ hiện đại và nâng cao chất lượng. Năm 2021, cả nước có hơn 19 triệu thuê bao internet, 6 trạm thông tin vệ tinh và 7 tuyến cáp quang biển quốc tế.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm bưu chính viễn thông phát triển nhất cả nước.

3. Thương mại

Thương mại ở nước ta phát triển với nhiều xu hướng mới và mang lại hiệu quả cao.

a. Các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước ngày càng đa dạng

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,...) ngày càng tăng.

- Thương mại điện tử phát triển nhanh.

Impact-of-eCommerce-On-Society-crop

- Thương mại trong nước chuyển dịch theo hướng số hoá, công nghệ hoá.

- Tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền.

b. Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu

- Tăng tỉ trọng các sản phẩm chế biến, có hàm lượng khoa học và giá trị kinh tế cao; tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển ngày càng tăng.

- Đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn và tiềm năng như: EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ,...

- Chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các nước có công nghệ cao.

4. Du lịch

- Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, đảm bảo hài hoà giữa phát triển du lịch với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh quốc phòng,...

- Phát triển du lịch theo hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong kinh doanh du lịch.

- Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh.

- Chú trọng đầu tư, khai thác phát triển các khu vực động lực phát triển du lịch => Thúc đẩy, lan toả, phát triển du lịch đến các vùng, địa phương khác.

- Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế.