Bài 7: Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt

Nội dung lý thuyết

I. SƠ ĐỒ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP TRONG SINH HOẠT

1. Mạng điện hạ áp trong sinh hoạt

- Dùng trong sinh hoạt thuộc lưới điện phân phối.

- Nhiệm vụ: truyền tải năng lượng điện từ trạm biến áp phân phối đến công tơ điện của người dùng là các hộ gia đình.

- Đặc điểm:

+ Số lượng hộ gia đình sử dụng điện lớn.

+ Tải tiêu thụ điện có quy mô nhỏ và phân tán.

+ Mức điện áp thấp.

2. Sơ đồ mạng điện

Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt gồm:

- Trạm biến áp: sử dụng máy biến áp hạ áp.

- Tủ điện phân phối tổng đặt ở trạm biến áp: lấy điện từ đường hạ áp 380/220V của máy biến áp.

=> Để phân phối cho các tủ điện phân phối khu vực.

- Tủ điện phân phối khu vực:

+ Đặt ở các khu vực dân cư.

+ Lấy điện từ tủ điện phân phối tổng để phân phối tiếp đến các hộ gia đình.

- Đường cáp điện

+ Đường dây điện kết nối các thành phần trong:

Lưới điện hạ áp.

Truyền tải điện năng.

=> Từ nguồn đến nơi tiêu thụ điện là các hộ gia đình.

+ Đường dây trục chính nối từ tủ điện phân phối tổng đến các tủ điện phân phối nhánh là ba pha bốn dây.

+ Đường dây nhánh nối từ tủ điện khu vực đến các hộ gia đình.

+ Các đường rẽ nhánh được thiết kế đảm bảo cân bằng tải giữa các pha của nguồn điện.

II. THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỦA MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP DÙNG TRONG SINH HOẠT

- Điện áp định mức: 380/220V.

- Tần số điện lưới: 50Hz.

- Sai số cho phép:

+ Điện áp: không quá ± 5%.

+ Tần số: không quá ± 5%.

- Công suất của lưới điện từ 50 kW đến 2500 kW.