Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
- Ta sử dụng thủ tục chuẩn read hoặc readln có cấu trúc như sau:
read(<biến 1>,…,<biến n>);
readln(<biến 1>,…,<biến n>);
- Ví dụ 1:
read(n);
readln(A,B,C);
- Ví dụ 2: Xét chương trình sau:
Program VD;
Uses crt;
Var a, b, c : Integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);
Readln(a, b, c);
Write(‘Ban vua nhap vao 3 so:, a, b, c);
Readln;
End.
* Chú ý:
- Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ và READLN có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn. READLN luôn chờ gõ phím Enter.
- Khi nhập giá trị cho nhiều biến thì những giá trị này gõ cách nhau một dấu cách hoặc kí tự xuống dòng (phím Enter).
- Để đưa dữ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục write hoặc writeln với cấu trúc:
Write(<giá trị 1>,…<giá trị n>);
Writeln(<giá trị 1>,…<giá trị n>);
Trong đó: các giá trị có thể là biến đơn, biểu thức, tên hàm hoặc hằng.
- Ví dụ: xét chương trình sau
Program vd;
Uses crt;
Var tuoi:byte;
Begin Clrscr;
Write(‘Moi ban nhap 3 so:’);
readln(a,b,c);
Write(‘Ban vua nhap 3 so:’,a,b,c);
Write(‘Ban go ENTER de ket thuc’);
Readln;
End.
* Lưu ý:
- Thủ tục Writeln sau khi đưa kết quả ra sẽ chuyển con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo .
- Các thủ tục readln và writeln có thể không có tham số.
- Quy cách đưa thông tin ra:
Ví dụ:
Writeln(n:5, x:6:2);
Write(i:3, j:4, a+b:8:3);