Bài 7. Ấn Độ cổ đại

Nội dung lý thuyết

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

- Vị trí địa lý: lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay. Phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú được bồi đắp bởi sông Ấn và sông Hằng.

@1264206@

- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Lược đồ Ấn Độ cổ đại

! Sông Hằng linh thiêng có vai trò quan trọng trong lịch sử, văn hóa, tôn giáo của người dân Ấn Độ. Theo quan niệm của người Hin-đu, cuộc sống sẽ không trọn vẹn nếu chưa ít nhất một lần trong đời tắm trong dòng nước của sông Hằng để rửa sạch tội lỗi. 

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ của người Đra-vi-đa, tiêu biểu là Mô-hen-giô và Ha-ráp-pa.

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ và thành lập nên một số nhà nước của họ. Họ xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ thư trong hệ thống bốn đẳng cấp.

Chế độ này được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na - sự phân biệt về chủng tộc và màu da.

aryan-home-orgin-upsc-civils-notes.PNG
Người A-ri-a tràn vào miền Bắc Ấn Độ (khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN)

- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại

Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

@1264813@

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại.

@1265127@

- Văn học: văn học Ấn phong phú với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi với hai tác phẩm đồ sộ là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

! Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Ma-ha-bha-ra-ta thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ".

- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

Chùa hang Ajanta - Di tích Phật giáo ẩn trong lòng núi
 Chùa hang A-gian-ta

- Lịch pháp: người Ấn Độ biết làm ra lịch, một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

Số đếm tiếng Nhật | WeXpats Guide
Các chữ số do người Ấn Độ sáng tạo

- Toán học: người Ấn sáng tạo ra các chữ số ngày nay vẫn đang được sử dụng, đặc biệt là việc sáng tạo ra chữ số 0.

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

Sông Ấn và sông Hằng bồi đắp lên những vùng đồng bằng trù phú ở phía tây và phía đông Ấn Độ; đồng thời ở lưu vực sông Hằng có sự tác động của gió mùa, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn xuống miền Bắc Ấn Đọ, thành lập nhà nước và thiết lập chế độ đẳng cấp Vác-na.

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

Người Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu văn hóa trong các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, lịch pháp và toán học.