Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Nội dung lý thuyết

1. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

- Nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác (vật bị dẫn) để thực hiện chức năng hoặc thay đổi tốc độ của sản phẩm.

- Có 2 loại truyền chuyển động thông dụng:

+  Truyền động đai.

+ Truyền động ăn khớp.

1.1. Truyền động ăn khớp

a. Cấu tạo

- Có 2 loại truyền động ăn khớp:

+ Truyền động bánh răng.

+ Truyền động xích.

a. Truyền động bánh răng.olm
Truyền động bánh răng
b. Truyền động xích
Truyền động xích

b. Nguyên lí làm việc

- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:

i =  n1n2​​ =  Z2Z1​​

- Trong đó:

Z1​: số răng bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).

n1​: tốc độ quay của bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).

Z2​: số răng bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).

n2​: tốc độ quay của bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).

1.2. Truyền động đai

a. Cấu tạo

- Cấu tạo gồm 3 bộ phận: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.

b. Nguyên lí làm việc

- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:

i = n1n2​​  =  D1D2  hay n2 = n1​ ✖ D1D2​​

- Trong đó:

D1​: đường kính của bánh dẫn 1.

n1​: tốc độ quay của bánh dẫn 1.

D2​: đường kính của bánh bị dẫn 2.

n2​: tốc độ quay của bánh bị dẫn 2.

i = 1: tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn bằng nhau.

i > 1: bánh dẫn quay nhanh hơn bánh bị dẫn và ngược lại.

a. Truyền động dây đai thẳng
Truyền động dây đai thẳng
loading...
Truyền động dây đai chéo

2. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

- Là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các chuyển động khác.

- Có 2 loại biến đổi chuyển động:

+ Cơ cấu tay quay con trượt.

+ Cơ cấu tay quay con lắc.

2.1. Cơ cấu tay quay con trượt

a. Cấu tạo

- Gồm 4 bộ phận chính:

+ Tay quay.

+ Thanh truyền.

+ Con trượt.

+ Giá đỡ.

a. Cơ cấu tay quay con trượt.olm
Cơ cấu tay quay con trượt
b. Mô hình xi lanh pit tông.olm
Mô hình xi lanh pit tông

b. Nguyên lí làm việc

- Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4).

- Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

2.2. Cơ cấu tay quay thanh lắc

- Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

a. Cấu tạo

- Gồm có 4 bộ phận chính:

+ Tay quay.

+ Thanh truyền.

+ Thanh lắc.

+ Giá đỡ.

a. Cơ cấu tay quay thanh lắc.olm
 Cơ cấu tay quay thanh lắc
b
Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển
động của máy khâu đạp chân

b. Nguyên lí làm việc

- Khi tay quay AB quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.

3. THÁO LẮP VÀ TÍNH TỈ SỐ TRUYỀN CỦA MỘT SỐ BỘ TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

3.1. Chuẩn bị

- Thiết bị: mô hình các bộ truyền và biến đổi chuyển động.

- Dụng cụ: kìm, tua vít, mỏ lết,...

3.2. Nội dung

– Tháo lắp các bộ truyền và biến đổi chuyển động.

– Tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.

3.3. Yêu cầu kĩ thuật

- Tháo lắp được bộ truyền và biến đổi chuyển động đảm bảo đúng cấu trúc.

- Mô hình sau khi lắp chuyển động nhẹ, êm.

- Tính được tỉ số truyền của bộ truyền động.

3.4. Tiến trình thực hiện

Quy trình tháo lắp và tính tỉ số truyền của bộ truyền động

* Tháo lắp các bộ truyền động:

- Bước 1. Tháo bộ truyền động.

- Bước 2. Lắp cụm bánh dẫn.

- Bước 3. Lắp dây xích hoặc dây đai vào bánh dẫn.

- Bước 4. Lắp cụm bánh bị dẫn vào bộ truyền động.

* Tính tỉ số truyền của bộ truyền động:

- Bước 1. Đếm số răng của bánh dẫn và bánh bị dẫn.

- Bước 2. Tính tỉ số truyền.