Nội dung lý thuyết
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b. Ta gọi q và r lần lượt là thương và số dư trong phép chia a cho b.
- Nếu r = 0 tức a = b.q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b và ta có phép chia hết a : b = q.
- Nếu r ≠ 0, ta nói a không chia hết cho b, kí hiệu a \(⋮̸\) b và ta có phép chia có dư.
Ví dụ 1. Hãy tìm số dư trong phép chia mỗi số sau đây cho 5: 341; 1 250; 67; 198.
Giải:
Ví dụ 2.
a) Có thể chia đều 42 học sinh thành 3 hàng (mỗi hàng có số học sinh như nhau) được không?
b) Có thể chia đều 42 học sinh thành 4 hàng (mỗi hàng có số học sinh như nhau) được không?
Giải:
a) Vì 42 = 3.14 nên có thể chia đều 42 học sinh thành 3 thàng, mỗi hàng có 14 học sinh.
b) Vì 42 = 4.10 + 2 nên không thể chia đều 42 học sinh thành 4 hàng, vì vẫn còn thừa 2 em..
Tính chất 1: Cho a, b là các số tự nhiên, n khác 0. Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì (a + b) ⋮ n.
Ví dụ 1. Tổng \(32.11+8.651\) có chia hết cho 8 hay không?
Giải:
Vì 32.11 chia hết cho 8 và 8.651 chia hết cho 8 nên (32.11 + 8.651) chia hết cho 8.
Lưu ý.
Tính chất 2: Cho a, b, n là các số tự nhiên, n khác 0. Nếu a \(⋮̸\) n và b ⋮ n thì (a + b) \(⋮̸\) n.
Lưu ý.
+ Nếu a \(⋮̸\) n, b ⋮ n thì (a - b) \(⋮̸\) n.
+ Nếu a ⋮ n, b \(⋮̸\) n thì (a - b) \(⋮̸\) n.
Nếu a \(⋮̸\) n, b ⋮ n, c ⋮ n thì (a + b + c) \(⋮̸\) n.
Nếu trong một tổng chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho một số, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
Ví dụ 2. Tổng 29 + 155 có chia hết cho 5 hay không? Vì sao?
Giải:
Vì 29 \(⋮̸\) 5 và 155 ⋮ 5 nên (29 + 155) \(⋮̸\) 5
Ví dụ 3. Tìm một giá trị a để M = 21 + a + 56 chia hết cho 7; không chia hết cho 7.
Giải:
Vì 21 ⋮ 7 và 56 ⋮ 7 nên để M chia hết cho 7 thì a chia hết cho 7. Vậy ta chọn a = 70.
Để M không chia hết cho 7 thì a không chia hết cho 7. Vậy ta chọn a = 5.