Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCho mạch điện như hình dưới đây, trong đó \(R_1=5\) Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính điện trở \(R_2\).
Hướng dẫn
Mạch gồm điện trở \(R_1,R_2\) mắc nối tiếp
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
\(R_{tđ}=\dfrac{U_v}{I_a}=\dfrac{6}{0,5}=12\) (Ω)
b. Điện trở \(R_2\) có giá trị là:
\(R_2=R_{tđ}-R_1=12-5=7\) (Ω)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới đây, trong đó \(R_1=10\) Ω, ampe kế \(A_1\) chỉ 1,2 A, ampe kế \(A\) chỉ 1,8 A.
a. Tính hiệu điện thế \(U_{AB}\) của đoạn mạch.
b. Tính điện trở \(R_2\).
Hướng dẫn
Mạch gồm điện trở \(R_1,R_2\) mắc song song.
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \(R_1\) là:
\(U_1=I_{A_1}.R_1=1,2.10=12\) (V)
Vì mạch mắc song song nên:
\(U_{AB}=U_1=U_2=12\) (V)
b. Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\) là:
\(I_2=I_A-I_{A_1}=1,8-1,2=0,6\) (A)
Điện trở \(R_2\) có giá trị là:
\(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{12}{0,6}=20\) (Ω)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới đây, trong đó \(R_1=15\) Ω, \(R_2=R_3=30\) Ω, \(U_{AB}=12\) V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Hướng dẫn
Mạch điện gồm \(R_1nt\left(R_2//R_3\right)\)
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch MB là:
\(R_{23}=\dfrac{R_2R_3}{R_2+R_3}=\dfrac{30.30}{30+30}=15\) (Ω)
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
\(R_1+R_{23}=15+15=30\) (Ω)
b. Cường độ dòng điện qua mạch chính là:
\(I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{12}{30}=0,4\) (A)
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_1\) là:
\(I_1=I=0,4\) (A)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \(R_1\) là:
\(U_1=I_1.R_1=0,4.15=6\) (V)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \(R_2,R_3\) là:
\(U_2=U_3=U-U_1=12-6=6\) (V)
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\) là:
\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{6}{30}=0,2\) (A)
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_3\) là:
\(I_3=\dfrac{U_3}{R_3}=\dfrac{6}{30}=0,2\) (A)
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 12 2021 lúc 21:56) | 0 lượt thích |