Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Thiên thể

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại.

Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động “nhìn thấy”, không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.

​@1957205@

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt trời mọc và lặn

Quan sát bầu trời, ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.

Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

2. Sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Sau một thời gian dài, tới thế kỉ XVI, người ta mới dùng hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục của nó để giải thích chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời.

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.

Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).

​@1957580@

III. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao là thiên thể tự phát sáng, ví dụ Mặt Trời.

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng. Ví dụ Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng. Ví dụ, Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng.

- Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh, nhưng khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

 

​@1957883@

1. Ban ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

2. Sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.