Bài 5. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

Nội dung lý thuyết

I. Vị trí địa lí và phạm vi  châu Á

 - Nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10°N, giáp châu Phi, châu Âu, và các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và  vịnh biển.

- Là châu lục rộng nhất thế giới, diện tích đất liền khoảng 41,5 triệu km2 tính cả phần đảo và quần đảo diện tích  khoảng 44,4 triệu km2.

II. Đặc điểm thiên nhiên

1. Địa hình và khoáng sản

- Địa hình phân hóa đa dạng:

Hình 5.1 Bản đồ tự nhiên châu Á

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm khoảng 3/4 diện tích  châu lục, phần lớn ở khu vực trung tâm

+ Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc-nam, đông-tây

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu phía đông và phía nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành vũng, vịnh…

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú: than, dầu  mỏ, khí đốt, sắt, thiếc…

- Địa hình và khoáng sản tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành: trồng cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản,..

2. Khí hậu

- Có đầy đủ các đới khí hậu. Trong mỗi đới phân hóa nhiều kiểu khí hậu.

+ Khu vực nằm sâu trong nội địa, phía tây nam của châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông, đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa.

Hình 5.2. Bản đồ khí hậu châu Á

- Khí hậu đã tạo cho châu Á có cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, tuy nhiên cần chú trọng tới tính thời vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực của khí hậu: bão,…

3. Sông, hồ

- Có nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công..Các sông phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp.

- Có nhiều hồ lớn: Bai-can, Ban-khat,… Một số hồ do kích thước rộng lớn còn được gọi là biển : Biển Chết, biển Ca-xpi

- Sông, hồ có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người, môi trường tự nhiên.

Một phần hồ Bai-can