Bài 5. Sử dụng điện thoại

Nội dung lý thuyết

I. TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN THOẠI

- Điện thoại dùng để liên lạc.

- Điện thoại di động hiện đại còn hỗ trợ các tiện ích khác như:

+ Nghe nhạc.

+ Xem phim.

+ Truy cập internet,...

- Điện thoại có thể để bàn hoặc mang theo người.

II. MỘT SỐ BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA ĐIỆN THOẠI

- Điện thoại cố định thường gồm hai bộ phận cơ bản:

+ Ống nghe và nói.

+ Bàn phím.

- Điện thoại di động thường có các bộ phận cơ bản như:

+ Loa.

+ Micro.

+ Màn hình.

+ Phím.

+ Cổng cắm nguồn.

+ Đèn pin,...

III. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG CƠ BẢN TRÊN ĐIỆN THOẠI

- Bật, tắt chuông điện thoại.

- Tắt nguồn điện thoại.

- Chụp ảnh, quay phim.

- Thực hiện cuộc gọi.

- Lưu số điện thoại và thông tin người quen.

- Thông báo trạng thái của sóng điện thoại.

- Thông báo tình trạng pin của điện thoại.

- Kết thúc hoặc từ chối cuộc gọi.

- Soạn và gửi tin nhắn.

IV. SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

1. Các số điện thoại cần ghi nhớ

- Số 111: số dịch vụ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

- Số 112: số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn.

- Số 113: số dịch vụ gọi công an.

- Số 114: số dịch vụ gọi cứu hoả.

- Số 115: số dịch vụ gọi cấp cứu y tế.

2. Thực hiện cuộc gọi

* Chuẩn bị cuộc gọi:

- Điện thoại cố định:

+ Nhấc ống nghe và nói.

+ Nhập số điện thoại cần gọi trên bàn phím.

+ Đặt ống nghe và nói gần tại để thực hiện cuộc gọi.

- Điện thoại di động:

+ Chọn số điện thoại của người cần gọi trong danh bạ (hoặc nhập số điện thoại cần gọi bằng bàn phím).

+ Bấm biểu tượng thực hiện cuộc gọi trên màn hình.

+ Đặt điện thoại di động gần tại để thực hiện cuộc gọi.

- Tiến hành cuộc gọi:

+ Điều chỉnh âm lượng vừa đủ nghe.

+ Chào thân thiện và tự giới thiệu bản thân mình.

+ Nói rõ ràng, lịch sự, tốc độ và âm lượng vừa phải.

* Kết thúc cuộc gọi:

- Cảm ơn trước khi kết thúc cuộc gọi.

- Đặt ống nghe và nói vào thân máy của điện thoại cố định hoặc bấm biểu tượng kết thúc cuộc gọi trên màn hình điện thoại di động.