Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Để nhân hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "-" ở trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại
Bước 2. Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1
Bước 3. Thêm dấu "-" trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm.
Lưu ý: Tích của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.
Ví dụ: (-6).8 = -(6.8) = -48.
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Ví dụ 1: \(15.3=45.\)
Để nhân hai số nguyên âm, ta làm như sau:
Bước 1. Bỏ dấu "-" trước mỗi số
Bước 2. Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có tích cần tìm.
Lưu ý: Tích của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
Cách nhận biết dấu của tích:
Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức.
a) -5x - 20 với x = -4;
b) -7y - 12 với y = -7.
Giải:
a) Với x = -4 ta có -5x - 20 = (-5).(-4) - 20 = 20 - 20 = 0.
b) Với y = -7 ta có -7y - 12 = (-7).(-7) - 12 = 49 - 12 = 37.
Phép nhân các số nguyên cũng có các tính chất như phép nhân các số tự nhiên:
- \(a.0=0.a=0.\)
- \(a.b=0\) thì hoặc \(a=0\) hoặc \(b=0\).
Ví dụ: Tính một cách hợp lí:
a) \(\left(-5\right).8.\left(-10\right)\);
b) \(\left(-15\right).3+\left(-15\right).7\);
c) \(\left(-450\right).81.0\).
Giải:
a) \(\left(-5\right).8.\left(-10\right)=\left(-40\right).\left(-10\right)=400.\)
b) \(\left(-15\right).3+\left(-15\right).7=\left(-15\right).\left(3+7\right)=\left(-15\right).10=-150.\)
c) \(\left(-450\right).81.0=0\)