Bài 5. Bảo vệ hoà bình

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hoà bình và các biểu hiện của hoà bình.

Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình

- Hòa bình:

+ Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

+ Con người được sống trong một môi trường xã an toàn, hạnh phúc.

- Biểu hiện của hòa bình:

+ Là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau.

+ Các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.

- Ý nghĩa của hoà bình:

+ Mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội.

+ Thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

2. Bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình.

KIẾN TẠO HÒA BÌNH - DÒNG CÁT MINH CHÂN TRẦN

- Bảo vệ hòa bình:

+ Là giữ gìn cuộc sống bình yên.

+ Dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Biện pháp bảo vệ hoà bình:

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình qua thương lượng, đàm phán.

+ Giải quyết mâu thuẫn khia xảy ra xung đột, mâu thuẫn căn cứ theo luật pháp quốc tế, dựa trên công lí và chính nghĩa, không thoả hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội.

- Học sinh cần:

+ Học điều hay, lẽ phải.

+ Học cách sống hài hoà, văn minh.

+ Biết giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà giải.

+ Chủ động can ngăn các bất đồng.

+ Hưởng ứng các phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.

+ Biết tôn trọng và không phân biệt kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc.

+ Lên án chiến tranh phi nghĩa.