Bài 47. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn

- Người ta đã đo được lượng nước mưa rơi xuống rừng yếu hơn nhiều so với nơi không có rừng vì lượng nước mưa khi rơi xuống rừng chảy qua tán lá được lá giữ lại một phần mới rơi xuống đất chứ không rơi trực tiếp xuống đất như ở nơi đồi trọc.

- Hình ảnh một số vùng đất đồi trọc bị xói mòn.

- Đất ở đồi trọc sẽ bị xói mòn khi có mưa xuống vì ở đồi trọc không có thực vật nên khi mưa xuống nước sẽ chảy trực tiếp xuống dưới đất với một lực mạnh mà không có sự cản lại của các tán cây nên đất dễ bị xói mòn rửa trôi.

- Đất có thể bị sạt lở ở ven sông, ven biển vì không có cây, rừng chắn ven bờ khi mưa, bão, lũ lụt xảy ra làm cho đất bị sạt lở xuống sông, xuống biển.

- Biện pháp hạn chế đất xói mòn, sạt lở:

+ Trồng cây phủ xanh đồi trọc.

+ Trồng cây, trồng rừng chắn ven bờ sông, bờ biển.

+ Không chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, …

- Thực vật có tác dụng hạn chế đất xói mòn và sạt lở vì:

+ Khi mưa xuống nước mưa sẽ rơi xuống lá cây, tán cây trong rừng làm giảm lực chảy của dòng nước, khi dòng nước chảy xuống bị các thân cây cản lại nên lực chảy yếu đi làm giảm hiện tượng xói mòn của đất.

+ Rễ cây có khả năng giữ đất, thực vật còn có tác dụng giảm lực cản của sóng khi đánh vào bờ làm hạn chế sự sạt lở đất ven sông, ven biển.

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản sức nước chảy nên có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn.

@188635@@60913@

2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán

- Sau khi xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi khi mưa lớn sẽ làm cho các vùng trũng thấp bị ngập lụt, hạn hán tại chỗ.

- Có hiện tượng lụt lội và hạn hán xảy ra vì ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn làm lấp lòng sông, suối, nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt, mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán tại chỗ.

- Biện pháp:

+ Trồng cây gây rừng.

+Tuyên truyền, vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

@63890@

3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm

- Nước mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống dưới các lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm \(\rightarrow\) ​chảy vào chỗ trũng tạo sông, suối, … Đây là ​nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp.

- Để góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm ta cần bảo vệ rừng hiện có, khôi phục và trồng mới diện tích rừng đã bị chặt phá, … 

 

@63894@@63891@