Bài 46. Năng lượng và sự truyền năng lượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Năng lượng

Năng lượng tuy không thể nhìn thấy được nhưng ta có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

  • Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

 

  • Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

  • Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thu năng lượng của ánh sáng mặt trời.

Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, của ánh sáng mặt trời thì con người không có sức khỏe để hoạt động, đèn không sáng được, cây cối không sinh trưởng và phát triển được.

​@1916457@

II. Năng lượng và tác dụng lực

Gió nhẹ (năng lượng nhỏ) làm quay chong chóng yếu (tác dụng lực yếu).

                           

Gió mạnh, lốc xoáy (năng lượng lớn) làm quay tuabin gió và phá hủy nhiều công trình (tác dụng lực mạnh).

Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài (năng lượng càng nhiều) thì chong chóng, tuabin gió còn quay, các công trình còn bị phá hủy (thời gian tác dụng còn kéo dài).

Đơn vị năng lượng

Trong hệ SI, đơn vị năng lượng là Jun, kí hiệu là J. Đơn vị năng lượng được lấy theo tên nhà bác học người Anh James Prescott Joule (1818 – 1889).

  • 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m.
  • 1 kJ = 1000 J
  • 1 cal (calo) = 4,2 J
@1916552@

III. Sự truyền năng lượng

Năng lượng có thể truyền đi từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách.

Ví dụ:

1. Qua tác dụng lực: gió truyền năng lượng cho chong chóng.

2. Qua truyền nhiệt: năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

 @1916643@

 

Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.