Bài 43. Trọng lượng, lực hấp dẫn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Lực hút của trái đất

Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.

Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới.

Ví dụ về lực hút của Trái Đất: cầm một hòn sỏi và thả từ trên cao, hòn sỏi sẽ rơi xuống đất.

@1883636@ 

II. Trọng lượng và lực hút của Trái Đất

Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó. Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P. Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực.

 @1883702@

III. Trọng lượng và khối lượng

Trọng vật và khối lượng của một vật tuy là hai đại lượng khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau.

Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, còn khối lượng là số đo lượng chất của vật đó, khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

@1883801@

IV. Lực hấp dẫn

Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn. Nhà bác học Newton phát hiện ra lực hấp dẫn chính là nhờ vào ý tưởng mà ông đã nảy sinh khi quan sát thấy quả táo rơi.

Ví dụ: Trái Đất hút quả táo thì quả táo cũng hút Trái Đất, lực này là lực hấp dẫn hoặc lực hút (không gọi là trọng lực).

1. Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

2. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

3. Khối lượng của vật là số đo lượng chất của vật.