BÀI 42: Bào toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Bảo toàn năng lượng

Sự truyền năng lượng giữa các vật

Khi người đẩy xe hàng, xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động. Ta nói, năng lượng từ người đã truyền sang xe hàng.

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Hiện tượng năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác được ứng dụng rất nhiều trong khoa học và cuộc sống. Ví dụ, hiện nay các thiết bị trao đổi nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như thiết bị sưởi ấm, tủ lạnh, điều hòa không khí,…

@1929018@

Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng

Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau, khi đó, năng lượng do sự chuyển động của hai bàn tay đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay.

Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Hiện tượng năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như chế tạo các động cơ nhiệt, các động cơ điện, đèn thắp sáng,…

@1929085@

Định luật bảo toàn năng lượng

“ Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

@1929167@ @1929219@ @1929281@

2. Năng lượng hao phí trong sử dụng

Trong quá trình sử dụng năng lượng, thì luôn có một phần năng lượng là có ích và một phần năng lượng là hao phí.

Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích.

Phần năng lượng ban đầu chuyển thành năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí.

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

@1929356@

3. Tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

 Lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm chi phí cho gia đình, góp phần giảm sự ô nhiễm môi trường,...