Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Nội dung lý thuyết

I. Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch

Để nhận biết một ion trong dung dịch, người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như một kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt hoặc một chất khí bay khỏi dung dịch.

II. Nhận biết một số cation trong dung dịch

1. Nhận biết cation \(Na^+\) và \(NH_4^+\)

Ion/Chất cần nhận biếtThuốc thửPhương trình phản ứngHiện tượngHình ảnh minh họa
Cation \(Na^+\)Đốt cháy Ngọn lửa có màu vàng tươi

undefined

Cation \(NH_4^+\)Dung dịch kiềm\(NH_4^++OH^-\rightarrow NH_3\uparrow+H_2O\)Có khí mùi khai thoát ra hoặc thử bằng giấy quỳ tím ẩm (màu tím chuyển thành màu xanh)

undefined

2. Nhận biết cation \(Ba^{2+},Al^{3+},Cr^{3+}\)

Ion/Chất cần nhận biếtThuốc thửPhương trình hóa họcHiện tượngHình ảnh minh họa
cation \(Ba^{2+}\)Dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, \(K_2CrO_4\) hoặc \(K_2CrO_7\)\(Ba^{2+}+SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_4\downarrow\)Xuất hiện kết tủa trắng hoặc kết tủa vàng tươiundefined
cation \(Al^{3+}\)Dung dịch kiềm (NaOH, KOH,...)

\(Al^{3+}+3OH^-\rightarrow Al\left(OH\right)_3\downarrow\)

\(Al\left(OH\right)_3+OH^-\rightarrow\left[Al\left(OH\right)_4\right]^-\)

Xuất hiện kết tủa trắng

Sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt

undefined
cation \(Cr^{3+}\)Dung dịch kiềm (NaOH, KOH,...)

\(Cr^{3+}+3OH^-\rightarrow Cr\left(OH\right)_3\downarrow\)

\(Cr\left(OH\right)_3+OH^-\rightarrow\left[Cr\left(OH\right)_4\right]^-\)

Xuất hiện kết tủa trắng

Sau đó kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh

undefined

III. Nhận biết cation \(Fe^{2+},Fe^{3+},Cu^{2+},Ni^{2+}\)

Ion,

Chất cần nhận biết

Thuốc thửPhương trình phản ứngHiện tượng
Cation \(Fe^{2+}\)Dung dịch kiềm hoặc \(NH_3\)

\(Fe^{2+}+2OH^-\rightarrow Fe\left(OH\right)_2\downarrow\)

\(Fe\left(OH\right)_2+O_2+H_2O\rightarrow Fe\left(OH\right)_3\downarrow\)

Xuất hiện kết tủa trắng xanh, để ngoài không khí kết tủa chuyển màu nâu đỏ
Cation \(Fe^{3+}\)Dung dịch chứa thioxianat \(\left(SCN^-\right)\)

\(Fe^{3+}+3CSN^-\rightarrow Fe\left(SCN\right)_3\)

Xuất hiện hợp chất có màu đỏ máu
Cation \(Cu^{2+}\)Dung dịch \(NH_3\)

\(Cu^{2+}+2NH_3+2H_2O\rightarrow Cu\left(OH\right)_2\downarrow\)

\(Cu\left(OH\right)_2+4NH_3\rightarrow\left[Cu\left(NH\right)_3\right]^{2+}+2OH^-\)

Xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa tan trong thuốc thử dư, tạo dung dịch có màu xanh lam
Cation \(Ni^{2+}\)Dung dịch kiềm NaOH

\(Ni^{2+}+2OH^-\rightarrow Ni\left(OH\right)_2\downarrow\)

\(Ni\left(OH\right)_2+6NH_3\rightarrow\left[Ni\left(NH\right)_6\right]^{2+}+2OH^-\)

Xuất hiện kết tủa xanh lục, kết tủa tan trong thuốc thử dư, tạo dung dịch màu xanh

 

@1955202@@1955273@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!