Nội dung lý thuyết
Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Nhóm -OH này được gọi là nhóm -OH ancol.
Ancol no, đơn chức, mạch hở | Phân tử có một nhóm -OH liên kết với gốc ankyl: CnH2n+1OH Ví dụ: C2H5OH, C3H7OH... |
Ancol không no, đơn chức, mạch hở | Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon không no. Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH |
Ancol thơm, đơn chức | Phân tử có nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. Ví dụ: |
Ancol vòng no, đơn chức | Phân tử có một nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon vòng no. |
Ancol đơn chức | Phân tử chỉ có 1 nhóm -OH Ví dụ: |
Ancol đa chức | Phân tử có từ 2 hay nhiều nhóm -OH. Ví dụ: (Glixerol) |
Ancol bậc I | Nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no bậc I. Ví dụ: |
Ancol bậc II | Nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no bậc II. Ví dụ: |
Ancol bậc III | Nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no bậc III. Ví dụ: |
Các ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm -OH.
Ví dụ: Ancol C4H10O có bốn đồng phân sau:
Một số ít ancol có tên thông thường.
Tên thông thường ancol = Ancol + tên gốc ankyl + "ic" |
Tên gọi một số gốc ankyl phân nhánh thường gặp:
Ví dụ: C2H5OH ancol etylic
Ancol được gọi tên theo danh pháp thay thế như sau:
Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm -OH + "ol" |
Lưu ý: Mạch chính của phân tử ancol là mạch cacbon dài nhất liên kết với nhóm -OH. Khi đánh số thứ tự nguyên tử cacbon mạch chính phải đánh số bắt đầu từ phía gần nhóm -OH hơn.
Ví dụ:
Liên kết hidro giữa ancol với nước và liên kết hidro giữa các phân tử ancol với nhau.
Nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn nguyên tử C và H nên các liên kết giữa C-OH và O-H đều phân cực về phía O. Do đó, nhóm -OH, hay nhất là nguyên tử H dễ bị thay thế hoặc tách ra trong các phản ứng hóa học.
a) Tính chất chung của ancol
Tác dụng với kim loại kiềm
Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 5 ml etanol, sau đó cho vào ống nghiệm một mẩu natri bằng hạt đỗ và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: Mẩu natri phản ứng với etanol và dần tan ra, có bọt khí không màu tạo thành và thoát ra khỏi dung dịch.
Phương trình hóa học: 2C2H5-OH + 2Na → 2C2H5-ONa + H2
Tổng quát: 2R(OH)n + 2nNa → 2R(ONa)n + nH2
b) Tính chất đặc trưng của glixerol
Các ancol đa chức có từ 2 nhóm chức -OH nằm ở vị trị cạnh nhau trở lên có thể tham gia phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xam lam.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Các ancol đơn chức không có tính chất này nên phản ứng trên dùng để phân biệt ancol đơn chức với các ancol đa chức có các nhóm -OH nằm cạnh nhau trong phân tử.
a) Phản ứng với axit vô cơ
Ví dụ: C2H5-OH + H-Br C2H5-Br + H2O
Các ancol khác cũng có phản ứng tương tự. Phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm -OH.
b) Phản ứng với ancol
Số ete tối đa tạo được từ n ancol khác nhau là: \(\dfrac{n\left(n+1\right)}{2}\)
Tính chất này dùng để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.
Trong điều kiện tương tự, các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ metanol) có thể bị tách nước tạo thành anken:
CnH2n+1OH CnH2n + H2O
a) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Ví dụ: CH3CH2OH + CuO CH3-CHO + Cu + H2O
Ví dụ:
b) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
Khi bị đốt, các ancol cháy tỏa nhiều nhiệt.
Ví dụ: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
Tổng quát: Khi đốt cháy ancol no, đơn chức mạch hở ta có:
CnH2n+2O + \(\dfrac{3n}{2}\)O2 nCO2 + (n+1)H2O
nH2O > nCO2 và nAncol = nH2O - nCO2
Etanol được điều chế từ etilen bằng phản ứng hợp nước có xúc tác ở nhiệt độ cao:
CH2=CH2 + H2O C2H5OH
Etanol được điều chế từ các loại nông sản chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn qua các quá trình thủy phân và lên men.