Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nội dung

- Thu thập tài liệu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.

- Viết và trình bày báo cáo về sự phân hoá tự nhiên nước ta.

2. Nguồn tư liệu

- Nội dung bài 1, 2, 3.

- Thông tin thu thập từ sách, báo, internet,... liên quan đến nội dung báo cáo.

3. Gợi ý thực hiện

Lựa chọn một thành phần tự nhiên: địa hình hoặc khí hậu hoặc sinh vật, viết báo cáo về sự phân hoá của thành tự nhiên đã lựa chọn theo chiều bắc - nam hoặc theo độ cao địa hình.

4. Bài thực hành tham khảo

SỰ PHÂN HOÁ KHÍ HẬU VIỆT NAM THEO CHIỀU BẮC - NAM

a. Biểu hiện

- Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã): khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

+ Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.

Mùa đông lạnh ở miền Bắc

- Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam): khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa:

+ Nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C.

+ Biên độ nhiệt độ không quá 4 - 5°C.

+ Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Miền Nam nắng nóng gay gắt

b. Nguyên nhân

- Ở nước ta, từ Bắc vào Nam, sự gia tăng nhiệt độ theo vi độ không chỉ do góc nhập xạ tăng mà còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kê nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.

- Sự khác nhau về nền nhiệt độ và biên độ nhiệt độ làm cho khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự phân hóa giữa miền Bắc và miền Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.

c. Ý nghĩa

- Quy định cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa hai phần lãnh thổ.

- Quy định mùa vụ du lịch biển giữa hai phần lãnh thổ.

- Tác động nhất định tới lối sống sinh hoạt, văn hoá của người dân giữa hai phần lãnh thổ.