Bài 4: Thực hành: Trình bày báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam

Nội dung thực hành (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Biểu hiện:

* Phần lãnh thổ phía Bắc

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ vùng núi cao), trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 °C.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn, phổ biến trên 10 °C.

- Tổng số giờ nắng dưới 2.000 giờ.

- Khí hậu chia thành hai mùa là mùa đông và mùa hạ.

* Phần lãnh thổ phía Nam

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, phổ biến dưới 10 °C.

- Tổng số giờ nắng trên 2.000 giờ. Khí hậu chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

a. Thuận lợi

Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước:

- Tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế,

- Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng.

- Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.

- Ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

b. Khó khăn

Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 23)

Chuẩn bị 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 23)