Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nội dung lý thuyết

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

a. Quá trình hình thành

- Hoàn cảnh:

+ Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác để phát triển. 

+ Chịu ảnh hưởng bởi xu thế chung “khu vực hoá” của thế giới. 

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc từ bên ngoài. 

+ Hợp tác để thúc đẩy phát triển, tương trợ lẫn nhau. 

- Thời gian thành lập: 8/8/1967, các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, và Thái Lan quyết định thành lập ASEAN. 

b. Mục đích thành lập

- Hướng tới xây dựng Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. 

- Thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, hành chính. 

2. Hành trình phát triển của ASEAN

a. Từ ASEAN 5 (1966) đến ASEAN 10 (1999)

- 1967: ASEAN thành lập với 5 thành viên. 

- 1984: Bru-nây gia nhập ASEAN. 

- 1995: Việt Nam gia nhập ASEAN.

- 1997: Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN. 

- 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN và là thành viên thứ 10. 

b. Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN 

- Giai đoạn 1 (1967 - 1976): thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước ngoặt của ASEAN về cam kết hợp tác hoà bình, hữu nghị. 

- Giai đoạn 2 (1976 - 1999): thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực. Phát triển lên 10 thành viên, tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia. 

- Giai đoạn 3 (1999 - 2015): hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế, từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của cộng đồng ASEAN. 

- Giai đoạn 4 (2015 - nay): Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hoá - Xã hội.