Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 gp

BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.

- Giống như công thức, địa chỉ của các ô tính cũng có thể đóng vai trò là biến trong các hàm.

- Để nhập hàm vào một ô: ta chọn ô cần nhập, gõ dấu bằng, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter

1. Một số hàm trong chương trình bảng tính

a. Hàm tính tổng

- Hàm tính tổng của một dãy số có tên là SUM.

- Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau:

=SUM(a,b,c...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặc cách nhau bởi dấu phẩy là các số  hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế.

b. Hàm tính trung bình cộng

- Hàm tính trung bình cộng của một dãy số có tên là AVERAGE

- Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau:

=AVERAGE(a,b,c...)

Trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số  hay địa chỉ của các ô tính.

c. Hàm xác định giá trị lớn nhất

- Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MAX.

- Hàm MAX được nhập vào ô tính như sau:

=MAX(a,b,c...)

Trong đó các biến a,b,c,...đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hoặc địa chỉ của các ô tính. 

2 Cách sử dụng hàm

• Cú pháp của hàm:

   - Phần 1: tên hàm( vd: AVERAGE, SUM, MIN,..)

   - Phần 2: các biến. các biến được liệt kê trong dấu “( )” và cách nhau bởi dấu “,”.

• Đối số của hàm:

   - Là các biến, biến ở đây có thể là 1 số, 1 địa chỉ ô, hay 1 khối.

   - Số lượng đối số( biến) này phụ thuộc theo từng hàm khác nhau.

• Sử dụng:

   - B1: chọn ô cần nhập và nháy đúp

   - B2: gõ dấu =

   - B3: gõ hàm theo cú pháp chuẩn, đầy đủ tên hàm và biến

   - B4: nhấn phím Enter

3. Một số hàm thường dùng

a. Hàm tính tổng

- Tên hàm: SUM

- Ý nghĩa: dùng để tính tổng cho 1 dãy các số.

- Cú pháp: =SUM(a,b,c…..).

- Ví dụ:

   +, =SUM(15,24,45) tính tổng 3 số 15, 24, 45 dựa trên giá trị số cụ thể.

   +, =SUM(A1,A2,A3) tính tổng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

 +, =SUM(A1:A3) tính tổng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

Kết quả: 12

b. Hàm tính trung bình cộng

- Tên hàm: AVERAGE

- Ý nghĩa: tính trung bình cộng của 1 dãy các số.

- Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, =AVERAGE(2,4,6) tính trung bình cộng 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể.

   +, =AVERAGE(A1,A2,A3) tính trung bình cộng 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

+, =AVERAGE(A1:A3) tính trung bình cộng các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (hay, chi tiết)

c. Hàm xác định giá trị lơn nhất

- Tên hàm: MAX

- Ý nghĩa: xác định số lớn nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MAX(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, =MAX(2,4,6) xác định số lớn nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 6

   +, = MAX (A1,A2,A3) xác định số lớn nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, =MAX(A1:A3) xác định số lớn nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 6 ( địa chỉ ô là A3)

Lý thuyết Tin học 7 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (hay, chi tiết)

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

- Tên hàm: MIN

- Ý nghĩa: xác định số nhỏ nhất trong 1 dãy các số.

- Cú pháp: MIN(a,b,c,…)

- Ví dụ:

   +, = MIN (2,4,6) xác định số nhỏ nhất trong 3 số 2, 4, 6 dựa trên giá trị số cụ thể. Kết quả: 2

   +, = MIN (A1,A2,A3) xác định số nhỏ nhất trong 3 số A1, A2, A3 dựa trên địa chỉ ô.

   +, = MIN (A1:A3) xác định số nhỏ nhất các số từ A1 đến A3 bao gồm A1, A2, A3. Kết quả: 2 ( địa chỉ ô là A1

Khách