Bài 4. Khách quan và công bằng

Nội dung lý thuyết

1. Khách quan và biểu hiện của khách quan.

Khách quan là gì? Tổng hợp được những kiến thức cơ bản về khái niệm khách  quan

- Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

- Khách quan có vai trò:

+ Giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật, sự việc, con người.

+ Từ đó có các quyết định chính xác trong công việc và cách ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ.

+ Trái lại, thiếu khách quan sẽ dẫn tới những sai lầm trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ.

2. Công bằng và biểu hiện của công bằng.

Những cá nhân nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh?

- Biểu hiện của công bằng là đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.

- Vai trò của công bằng:

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân.

+ Giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống.

+ Công bằng cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

+ Trái lại, thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.

3. Rèn luyện thái độ khách, quan công bằng.

Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường công sở -

- Mỗi người đều cần rèn luyện:

+ Thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

+ Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh.

+ Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.