Bài 4. Giới thiệu chung về rừng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. VAI TRÒ CỦA RỪNG

- Là một vùng đất rộng lớn gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Là lá phổi xanh của Trái đất: thu nhận CO2, cung cấp O2.

- Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.

- Tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

- Chắn cát, chắc gió, bảo vệ vùng đất bên trong.

- Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và con người.

- Cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà,…

- Cung cấp nguồn dược liệu và gene quý.

- Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên.

- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Các thành phần của rừng
Các thành phần của rừng

II. CÁC LOẠI RỪNG PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA

1. Rừng phòng hộ

- Vai trò:

+ Bảo vệ nguồn nước.

+ Bảo vệ đất.

+ Chống xói mòn.

+ Chống sa mạc hóa.

+ Hạn chế thiên tai.

+ Điều hòa khí hậu.

+ Bảo vệ môi trường.

- Phân loại:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Rừng phòng hộ chắn gió, cát.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ

2. Rừng sản xuất

- Sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản quý.

- Phòng hộ.

- Bảo vệ môi trường.

- Gồm: rừng thông, rừng bạch đàn,...

rừng sản xuất
Rừng sản xuất

3. Rừng đặc dụng

- Vai trò:

+ Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen sinh vật.

+ Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

+ Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.

- Phân loại:

+ Vườn Quốc gia.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng văn hóa – lịch sử.

Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng