Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Gương phẳng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày và thường được dùng để tạo ra hình ảnh của vật trong gương.
Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
Nhiều vật có bề mặt phẳng, nhẵn, bóng cũng có thể tạo được ảnh của những vật xung quanh như một gương phẳng.
Ví dụ: mặt nước, mặt sàn đá hoa, mặt bàn,...
Một chùm tia sáng từ một chiếc đèn pin đến và phản xạ trên một chiếc gương phẳng, ta gọi các tia sáng tới gương là các tia tới và các tia sáng từ gương hắt trở lại là các tia phản xạ.
Cho tia tới \(SI\) đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới \(SI\) và pháp tuyến \(IN\) của gương tại \(I.\)
→ Thấy tia phản xạ \(IR\) nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới \(SI\) và pháp tuyến \(IN\).
Góc \(\widehat{SIN}=i\) gọi là góc tới. Góc \(\widehat{NIR}=i'\) là góc phản xạ.
→ Thấy góc phản xạ bằng góc tới.
Hai kết luận trên chính là nối dung của định luật phản xạ ánh sáng.
Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.