Nội dung lý thuyết
- Chọn giống vật nuôi:
+ Là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt.
+ Phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống.
+ Đồng thời thải các cá thể không đạt yêu cầu.
- Mục đích của chọn giống là duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.
- Ví dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con:
+ Gà trống lớn nhanh, to đẹp.
+ Gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
- Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi liên quan đến:
+ Sức khoẻ cũng như cấu tạo, chức năng của bộ phận bên trong cơ thể.
+ Khả năng sản xuất của con vật.
+ Là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.
- Một số chỉ tiêu ngoại hình thường dùng trong chọn giống là:
+ Hình dáng toàn thân.
+ Màu sắc da, lông, tai, mõm,...
+ Mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm).
- Căn cứ vào ngoại hình, người ta thường chọn những:
+ Cá thể cân đối, mang đặc điểm của giống.
+ Không khuyết tật.
+ Lông và da bóng mượt.
+ Mắt tinh nhanh.
=> Để làm giống.
- Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật:
+ Trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định.
+ Có liên quan đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của con vật.
- Thể chất của vật nuôi được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi.
- Một số biểu hiện của thể chất như:
+ Tốc độ sinh trưởng.
+ Kích thước của vật nuôi.
+ Khả năng hoạt động của vật nuôi,...
- Căn cứ vào thể chất, người ta thường chọn những cá thể có đặc điểm như:
+ Lớn nhanh, khỏe mạnh.
+ Kích thước lớn trong đàn.
+ Hoạt động nhanh nhẹn.
=> Để làm giống.
- Sinh trưởng là sự tích luỹ chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất.
=> Làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng:
+ Cơ quan.
+ Bộ phận.
+ Toàn bộ cơ thể.
- Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc:
+ Mới nở khoảng 20 g.
+ 4 tuần tuổi là 77 g.
+ 8 tuần tuổi đạt 118 g.
+ 16 tuần tuổi đạt 186 g.
- Phát dục là quá trình biến đổi về chất của cơ thể.
+ Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể:
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai.
Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật.
Ví dụ: Gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng.
- Hai quá trình sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời và hỗ trợ cho nhau tạo nên sự phát triển chung của cơ thể.
- Sinh trưởng, phát dục là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc. Con vật được chọn lọc phải có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, nghĩa là:
+ Lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.
+ Cơ thể phát triển hoàn thiện.
+ Sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống.
- Khả năng sản xuất là khả năng tạo ra sản phẩm của vật nuôi.
- Ví dụ: Khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi tại Việt Nam:
+ Lợn Yorkshire: tăng trọng trung bình 590,6 g/ngày.
+ Bò Lai Sind: sản lượng sữa khoảng 1200 - 1500 kg/chu kì.
- Khả năng sản xuất phụ thuộc vào:
+ Từng giống.
+ Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Đặc điểm cá thể.
a. Khái niệm
- Chọn lọc hàng loạt là dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi.
=> Chọn ra những cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
- Thường áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong một thời gian ngắn.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu chọn lọc:
+ Xác định các chỉ tiêu chọn lọc phù hợp đối với vật giống.
- Bước 2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1):
+ Trong quần thể vật nuôi ban đầu (thế hệ xuất phát), dựa vào đặc điểm kiểu hình, kết quả ghi chép về khả năng sản xuất của từng vật nuôi:
Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu chọn lọc đã được đặt ra để giữ lại làm giống (thế hệ 1).
Cá thể không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.
- Bước 3: Đánh giá hiệu quả chọn lọc:
+ So sánh các chỉ tiêu chọn lọc của thế hệ 1 với thế hệ xuất phát để đánh giá hiệu quả chọn lọc.
+ Nếu chưa đạt được kết quả mong đợi có thể tiếp tục tiến hành chọn lọc ở thế hệ tiếp theo.
c. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Dễ tiến hành.
+ Không đòi hỏi kĩ thuật cao.
+ Không tốn kém.
- Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định do:
+ Chủ yếu căn cứ vào kiểu hình.
+ Chưa biết được kiểu gene.
a. Khái niệm
Chọn lọc cá thể là chọn ra một hay vài cá thể phù hợp với mục tiêu đặt ra của giống (thường là đực giống).
b. Các bước tiến hành
* Chọn lọc cá thể được tiến hành tại các trung tâm giống.
* Quy trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:
- Bước 1: Chọn lọc tổ tiên:
+ Căn cứ vào phả hệ, lí lịch của con vật để xem xét các đời tổ tiên của nó có:
Những tính trạng nào trội.
Các tính trạng nào tốt.
=> Lựa chọn những cá thể tốt về nhiều mặt.
- Bước 2: Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất bản thân):
+ Nuôi những vật nuôi cùng điều kiện tiêu chuẩn.
+ Những cá thể có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống.
+ Kiểm tra năng suất dựa vào:
Ngoại hình, thể chất.
Khả năng sinh trưởng, phát dục.
Khả năng sản xuất.
- Bước 3: Chọn lọc theo đời sau (kiểm tra đời sau):
+ Nhằm xác định khả năng di truyền các tính trạng tốt của bản thân con vật đời sau.
+ Các tiêu chuẩn đáng giá đời sau cũng được thực hiện như ở bước 2.
c. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả chọn lọc cao.
+ Giống được tạo ra có độ đồng đều.
+ Năng suất ổn định.
+ Giống được sử dụng trong thời gian dài.
- Nhược điểm:
+ Cần nhiều thời gian.
+ Cơ sở vật chất và kĩ thuật phải cao.