Nội dung lý thuyết
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các quốc gia Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước.
- Trong chiến tranh, các nước đều bị Nhật Bản chiếm đóng.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (8/1945), nhân cơ hội Nhật bản phải đầu hàng Đồng minh. Nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh và nhiều nước đã giành được độc lập.
+ Indonexia: 17/8/1945 thành lập nước Cộng hòa Indonexia.
+ Việt Nam: 8/1945 tiến hành tổng khởi nghĩa và 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
+ Lào: 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy, 12/1945 tuyên bố độc lập.
- 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX mới giành được độc lập.
- Từ năm 1954, nhân dân 3 nước Đông Dương tiến hành kháng chiến chống Mỹ xâm lược và đến năm 1975 thắng lợi hoàn toàn.
+ Brunay: 1984 tuyên bố độc lập.
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
- Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.
- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
b. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ.
- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
- Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ ,giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ .
- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
-Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội.
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
b. Từ 1954 – 1975: đấu tranh chống Mỹ
- 1954 -1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất - 1970 – 1975: kháng chiến chống Mỹ.
+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi .
+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
c. 1975 – 1979: nội chiến chống Khơ-me đỏ
- Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
d. Từ năm 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước
- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.
- Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do N. Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
- Tháng 10-2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị, hoàng tử Xi-ha-mô-ni kế vị .
Nội dung |
Chiến lược hướng nội |
Chiến lược hướng ngoại |
Thời gian |
Sau khi giành độc lập, khoảng những năm 50-60 của thể kỉ XX. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu và kết thúc của các nước khác nhau |
Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX trở đi. |
Mục đích |
Chiến lược này nhằm thực hiện xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. |
Được thực hiện nhằm khôi phục những hạn chế của chiến lược hướng nội. |
Nội dung |
Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nội địa, chú trọng thị trường các nước. |
Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo, tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu, phát triển ngoại thương. |
Thành tựu |
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và phát triển một số ngành chế tạo, chế biến. |
Làm cho bộ mặt của các nước này biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. |
Hạn chế |
Thiếu vốn, đời sống nhân dân còn khó khăn, nạn tham nhũng, quan liệu phát triển. CHương giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội. |
Xảy ra cuojc khủng hoảng tài chính lớn. Xong đã khắc phục được và phát triển. Thị trường bên ngoài giá cao, đầu tư bất hợp lý. |
* Brunei
+ Toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng , gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu
* Mianma
+ Sau 30 năm thực hiện hành chính sách hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm .
+ Đến 1988, cải cách kinh tế và mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2% (2000).
- Sau khi giành độc lập, các nước trong khu vực Đông Nam Á bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế. Xong vẫn gặp nhiệu khó khăn, nhận thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.
- Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với các nước trong khu vực.
- Các tổ chức khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, đã cổ vũ chi các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- 8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Asean) đã được thành lập tại Băng Cốc ( Thái lan), gồm 5 nước thành viên: Indonexia, Philipin, Singgapo, Malayxia, Thái Lan.
- Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên.
- Xây dựng một Đông Nam Á hòa bình và ổn định, hợp tác phát triển.
- ASEAN là 1 tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế của khu vực.
- 1967 -1975: Asean còn là một tổ chức hợp tác lỏng lẻo, chưa có ảnh hưởng trên trường quốc tế.
- 1976 – nay:
+ 2/1976, tại hội nghị cấp cao Asean lần thứ nhất, họp tại Bali ( Indonexi), Hiệp ước bali đã được kí kế với nội dung chính là tăng cường hữu nghị, hợp tác ở Đông Nam Á.
=>Asean có sự khởi sắc.
+ Lúc đầu Asean thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương. Từ những năm 90, khi vấn đề Campuchia được giải quyết thì cac nước này bước đầu thực hiện quan hệ, đối ngoại, hòa bình. Sau đó thì đã kết nạp thêm:
Việt Nam: 1995
Lào, Mianma: 1997
Campuchia: 1999
Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, Asean đã phát triển 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ.
* Nguyên tắc hoạt động (theo nội dung của Hiệp ước Bali):
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương,
- Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia.
- Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.
a. Cơ hội
- Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
- Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
- Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới để phát triển kinh tế.
- Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
- Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
b.Thách thức
- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
- Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
- Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Diện tích 3,3 triệu km2 ; dân số 1 tỷ 20 triệu người (2000)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân anh đã phải nhượng bộ và thi hành “phương án Maobatton”, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo.
+ Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo.
+ Pakistan của người Hồi giáo.
- Đảng quốc do Nê-ru đứng đầu lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt quá trình của lịch sử Ấn Độ.
a. Đối nội
Trong thời kì xây dựng đất nước mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ấn Độ vẫn đạt được những thành tựu quan trọng:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc cách mạng Xanh, nên tự túc được lương thực và đến năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Công nghiệp: Đứng thứ 10 trên thế giới về sản xuất công nghiệp. Coi trọng công nghiệp chất xám.
- Khoa học- Kỹ thuật: 2 thành tựu nổi bật
1974: Thử thành công bom nguyên tử
1975: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.
- Đối ngoại: Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, tích cực. 7/1/1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.