Bài 37. Máy biến thế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế

1. Cấu tạo

Máy biến thế gồm có:

  • Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
  • Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.

2. Nguyên tắc hoạt động

Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế

Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây máy biến thế tỉ lệ với số vòng của mỗi cuộn dây.

Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây tương ứng:

\(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{N_1}{N_2}\)\({}\)

Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (\(U_1>U_2\)), máy biến thế được gọi là máy hạ thế.

Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (\(U_1< U_2\)), máy biến thế được gọi là máy tăng thế.

@182334@@182420@@182479@

III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện

Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện xoay chiều, người ta dùng máy tăng thế để tăng hiệu điện thế đặt vào đầu đường dây dẫn (có thể lên đến hàng trăm ngàn vôn).

Tuy nhiên hiệu điện thế tại nơi sử dụng chỉ khoảng vài trăm vôn. Do đó ở cuối đường dây tải điện, người ta phải dùng các máy hạ thế để giảm dần hiệu điện thế đến giá trị phù hợp.