Nội dung lý thuyết
Khoảng 95% các loài động vật đã biết được xếp vào nhóm động vật không xương sống, số còn lại được xếp vào nhóm động vật có xương sống.
Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.
Tên ngành | Đặc điểm | Đại diện |
Ruột khoang | Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với lỗ mở ở phần trên cơ thể gọi là miệng. Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi. | |
Giun dẹp | Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. Một số sống tự do trong nước, còn lại hầu hết kí sinh trong cơ thể người và động vật. | |
Giun tròn | Cơ thể có hình trụ, phần lớn có kích thước nhỏ cần quan sát dưới kính hiển vi, nhưng có một số loài có kích thước lớn, chiều dài cơ thể lên đến 30 cm. Chúng thường sống trong môi trường đất, nước hoặc sống kí sinh. | |
Giun đốt | Nhóm này cơ thể phân đốt. Chúng thường sống ở môi trường ẩm ướt như: đất ẩm, nước (nước ngọt, nước mặn),... | |
Thân mềm | Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài. Tuy nhiên có nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ. Chúng phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn. | |
Chân khớp | Có phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động. Chân khớp sống ở nhiều môi trường, kể cả kí sinh trong cơ thể sinh vật khác. |
❗ San hô là thực vật hay động vật?
San hô là những sinh vật biển có hình dạng giống như các cụm hoa với nhiều màu sắc rực rỡ. Thực tế san hô lại là động vật thuộc ngành Ruột khoang. San hô bắt mồi bằng các tua cuốn quanh miệng. Hầu hết san hô sống cố định và có khung xương đá vôi, chúng tạo thành những rạn san hô rộng lớn ở nhiều vùng biển nhiệt đới.
Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống.
Tên lớp | Đặc điểm | Đại diện |
Các lớp cá | Cá sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, hình dạng phổ biến là hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước. Gồm 2 lớp chính:
| |
Lớp Lưỡng cư | Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang. Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi. | |
Lớp Bò sát | Sống trên cạn. Hô hấp bằng phổi. Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng che phủ. Hầu hết bò sát có bốn chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến. | |
Lớp Chim | Có bộ lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển thích nghi với đời sống bay lượn. | |
Lớp Thú | Hay còn gọi là lớp Động vật có vú, là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. Cơ thể phủ lông mao, một số ít loài không phủ lông. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. |
Động vật là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.
Một chuỗi thức ăn
Cải tạo đất
Giun đất làm tăng hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong đất, giúp đất thoát hơi nước tốt, ổn định cấu trúc đất,...
Thụ phấn và phát tán hạt cây.
Ong thụ phấn hoa | Sóc ăn hạt và phát tán hạt |
Cung cấp thức ăn
Thịt lợn | Thịt gà |
Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống
Cừu cho lông | Đồ mĩ nghệ, trang sức từ trai |
Phục vụ giải trí và an ninh cho con người
Nuôi mèo cảnh | Đào tạo chó nghiệp vụ |
Tiêu diệt các sinh vật gây hại bảo vệ mùa màng
Chim bắt sâu | Mèo bắt chuột |
Giun, sán kí sinh gây bệnh cho người (sán chó, sán lá gan,...) | Gây hại cho vật nuôi (Ve, rận kí sinh trên chó, mèo,...) |
Trung gian truyền bệnh (muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét) | Phá hoại mùa màng (ốc bươu vàng hại lúa,...) |
❗ Lợn gạo nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lợn gạo là một bệnh do ấy trùng sán dây lợn gây nên. Nếu ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán (thịt lợn gạo) còn sống, ấu trùng sau khi đến dạ dày sẽ thoát khỏi nang sán, bám vào thành ruột non và phát triển thành cơ thể trưởng thành gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,... Mặt khác, ấu trùng đi vào máu, đến kí sinh ở cơ, xương, mắt, não,... có thể gây ra các biến chứng như: đau cơ, liệt, giảm trí nhớ, giảm thị lực,... Vì vậy, không nên sử dụng thịt lợn gạo để đảm bảo an toàn.
Thịt lợn gạo
1. Thế giới động vật được rất phong phú và đa dạng được chia thành hai nhóm lớn là Động vật không xương sống và Động vật có xương sống. Mỗi nhóm lại được chia thành nhiều lớp, ngành có đặc điểm khác nhau.
2. Nhiều loài động vật có lợi nhưng cũng có những loài gây hại cho con người.