Nội dung lý thuyết
Sự tồn tại và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, ... và các nhân tố môi trường bên trong cơ thể như hormone, yếu tố di truyền, giới tính, ...
Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của lan hồ điệp
Công thức thí nghiệm | Sau 6 tháng | |||
Tỉ lệ sống (%) | Số lá (lá/ cây) | Dài lá (cm) | Rộng lá (cm) | |
CT1: 18 - 24 oC | 85,3 | 3,1 | 8,6 | 3,5 |
CT1: 25 - 31 oC | 96,4 | 3,5 | 10,2 | 4,5 |
CT1: 32 - 35 oC | 73,1 | 2,5 | 8,2 | 2,8 |
(Nguồn: Nguyễn Văn Tĩnh và cộng sự. Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất hoa lan hồ điệp quy mô công nghiệp, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam)
Ánh sáng là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên nếu thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
@2669047@
Cũng giống như nước, dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật. Hiểu được ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trường và phát triển, chúng ta thiết lập được chế độ ăn uống hợp lí, từ đó nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Để điều hoà sinh trưởng và phát triển của cây trồng, người ra có thể sử dụng các chất kích thích như hormone sinh trưởng, ... hoặc điều khiển các yếu tố môi trường để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau. Ví dụ: trồng xen canh ngô và đậu, ...
Các nhân tố bên ngoài thường được ứng dụng trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở cây trồng như chất kích thích, ánh sáng, nhiệt độ, ...
Các chất kích thích tuy được sử dụng khá nhiều trong trồng trọt hiện nay, nhưng cần thận trọng và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất và các chuyên gia để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hiểu biết về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi giúp chúng ta chăm sóc, điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi đúng cách nhằm tăng năng suất và sản lượng trong chăn nuôi. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi đang được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí, hiệu quả chăn nuôi tăng rõ rệt; tạo giống lai giữa mướp đắng (khổ qua) với mướp cho năng suất cao, ...
|
|
Hiểu biết về vòng đời một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.
Nên tiêu diệt muỗi ở tất cả các giai đoạn để nâng cao hiệu quả diệt trừ côn trùng, mặc dù chỉ giai đoạn muỗi trưởng thành mới gây hại cho con người nhưng muỗi trưởng thành có khả năng di chuyển rất nhanh nên khó tiêu diệt hơn ở các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng.
1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước, sinh dưỡng. Ngoài ra, các nhân tố khác như hormone, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Mật độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật.
2. Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển để điều khiển vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khoẻ con người. Ngoài ra, hiểu biết về vòng đời của một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.