Bài 33: An toàn điện

Nội dung lý thuyết

Bài 33: An toàn điện

Tóm tắt lý thuyết

I. Vì sao xảy ra tai nạn điện

1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

  • Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn hở

  • Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra ngoài vỏ kim loại

  • Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện

2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến thế

  • Điện phóng qua không khí, qua người

  • Khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Đường dây dẫn điện cao áp 110 kV

3. Do đến gần dây dẫn điện có điện bị đứt rơi xuống đất:

  • Mưa bão to, dây điện đứt, không đến gần chỗ dây điện đứt chạm xuống đất

II. Một số biện pháp an toàn điện

1. Một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện

  • Thực hiện tốt cách điện dây dẫn

  • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện

  • Thực hiện tốt nối đất các thiết bị đồ dùng điện

  • Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp

2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện

  • Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện:

    • Rút phích cắm điện

    • Rút cầu chì

    • Cắt cầu dao

  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác

  • Sử dụng vật lót cách điện

  • Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện

  • Sử dụng các dụng cụ kiểm tra

Một số dụng cụ an toàn điện

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? 

Hướng dẫn giải

  • Do chạm trực tiếp vào vật mang điện:

  • Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện.

  • Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ.

  • Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Bài 2:

Khi sử dụng và sửa chữa điện cần sử dụng những nguyên tắc an toàn gì?

Hướng dẫn giải

  • Một số nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện.

    • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

    • Thực hiện nối đất các thiết bị và đồ dùng điện.Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.

    • Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp

    • Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.

    • Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sủa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác.

Bài 3:

Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống sau đây:

Hướng dẫn giải

Hãy điền những hành động đúng(Đ) hay sai (S) vào ô trống sau đây:

a, Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp (S)

b, Thả diều gần đường dây điện           (S)

c, Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp (Đ)

d, Không xây dựng nhà gần sát đường dây điện cao áp (Đ)

e, Chơi gần dây néo ,dây chằng cột điện cao áp  (S)

f, Tắm mưa gần đường dây diện cao áp (S)

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài An toàn điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

  • Biết được một số biện pháp an toàn trong sản xuất và đời sống.