Nội dung lý thuyết
Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa +2, với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.
Tác dụng với lưu huỳnh | Tác dụng với oxi | Tác dụng với clo | |
Số oxi hóa | Sắt bị lưu huỳnh oxi hóa đến số oxi hóa +2. | Oxi oxi hóa sắt đến số oxi hóa +2 và +3. | Clo oxi hóa sắt đến số oxi hóa +3. |
PTHH | Fe + S \(\underrightarrow{t^o}\) FeS | 3Fe + 2O2 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4 | 2Fe + 3Cl2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2FeCl3 |
a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
Fe khử ion H+ của các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2, còn Fe bị oxi hóa đến số oxi +2.
Fe + 2HCl ➜ FeCl2 + H2
b. Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng
Sắt bị oxi hóa lên số oxi hóa cao nhất là +3 khi tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng.
Fe + 4HNO3 ➜ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Lưu ý: Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Sắt đẩy được các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa của kim loại ra khỏi dung dịch muối. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.
Fe + CuSO4 ➜ FeSO4 + Cu
Sắt không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường, nhưng ở nhiệt độ cao, sắt khử hơi nước tạo ra H2 và Fe3O4 hoặc FeO.
3Fe + 4H2O \(\underrightarrow{< 570^oC}\) Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O \(\underrightarrow{>570^oC}\) FeO + H2
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!