Nội dung lý thuyết
- Diễn thế sinh thái là quá trình thay đổi dần thành phần loài của quần xã theo thời gian, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Sự thay đổi thành phần loài theo thời gian dẫn đến sự thay thế tuần tự các dạng quần xã, từ quần xã tiên phong biến đổi qua các dạng quần xã trung gian và cuối cùng hình thành nên quần xã tương đối ổn định là quần xã đỉnh cực.
- Diễn thế sinh thái có tính quy luật và gắn liền với sự thay đổi của các nhân tố vô sinh.
a) Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế bắt đầu từ môi trường trống trơn, nơi không có bất kì loài sinh vật nào sinh sống. Kiểu diễn thế này xảy ra ở những nơi như vùng có đá nham thạch nguội sau khi núi lửa phun trào hoặc trên bề mặt các lớp đá sau khi băng vĩnh cửu tan.
- Diễn thế nguyên sinh diễn ra trong một thời gian dài. Những loài đầu tiên thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng như vi khuẩn, địa y, tảo,... hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp theo là giai đoạn các quần xã tuần tự thay thế nhau cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực.
b) Diễn thế thứ sinh
- Diễn thế thứ sinh là diễn thế bắt đầu từ nơi quần xã bị tổn hại, có một số loài bị tiêu diệt.
- Do môi trường trước đó đã có quần xã sinh vật tồn tại nên trong điều kiện môi trường thuận lợi, thời gian hình thành quần xã có cấu trúc ổn định ở diễn thế thứ sinh thường nhanh hơn so với diễn thế nguyên sinh.
Nguyên nhân bên ngoài | Nguyên nhân bên trong |
- Do tác động của các nhân tố vô sinh như núi lửa phun, cháy rừng,... hoặc do hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, xả thải,... gây chết hàng loạt cá thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của quần xã. - Ví dụ: Diễn thế thứ sinh diễn ra sau cháy rừng U Minh Thượng năm 2002. | - Do mối quan hệ tương hỗ giữa quần xã với sinh cảnh và các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã, đặc biệt là cạnh tranh khác loài. - Trong điều kiện môi trường nhất định, sự phát triển mạnh mẽ của loài ưu thế là một trong các yếu tố gây biến đổi điều kiện sống và có thể làm giảm khả năng thích nghi của loài đó. Điều kiện sống thay đổi cũng tạo môi trường phù hợp cho loài mới định cư, phát triển, dần cạnh tranh và thay thế loài ưu thế cũ để trở thành loài ưu thế mới. |
- Đánh giá và dự đoán được hệ quả những tác động của con người lên hệ sinh thái, từ đó đưa ra các kế hoạch xây dựng, khai thác tài nguyên, cải tiến công nghệ,... giúp ngăn chặn diễn thế suy thoái và bảo vệ môi trường sống.
Ví dụ: Đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây đập thuỷ điện, hồ chứa nước,... để đưa ra các quyết định hoặc biện pháp ứng phó với các thay đổi bất lợi của hệ sinh thái.
- Giúp rút ngắn thời gian hình thành quần xã đỉnh cực trong tái sinh rừng, hồi phụ quần xã suy thoái,... thông qua các tác động can thiệp thành phần loài, cải tạo sinh cảnh,...
Ví dụ: Để tăng hiệu quả cải tạo đất ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam.
- Loài người hiện tại và tương lai đang phải đối mặt với sự biến đổi bất lợi của môi trường sống như hiện tượng phì dưỡng, sự ấm lên toàn cầu và sa mạc hoá.