Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

- Trước khi người châu Âu đặt chân đến châu Mĩ, cư dân nơi đây vẫn sống ở giai đoạn bộ lạc.

- Sau phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô, người châu Âu di cư sang vùng Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa của mình.

Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Lược đồ kinh tế 13 bang thuộc địa
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 bang thuộc địa đã có bước tiến đáng kể

 + Miền Bắc: Kinh tế đồn điền phát triển. Hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá… mang lại lợi nhuận lớn

 + Miền Nam: phát triển kinh tế nông nghiệp đồn điền dựa trên sự bóc lột nô lệ da đen.

Kinh tế phát triển dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, thị trường dân tộc thống nhất dần hình thành

- Trong khi đó thực dân Anh lo sợ sự cạnh tranh của kinh tế thuộc địa đã thực hiện những chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của 13 bang như cấm Bắc Mỹ sản xuất nhiều loại hàng hóa công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, ban hành thuế khóa nặng nề...

Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quốc, gây tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, họ vùng dậy đấu tranh.

 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

 - Sự kiện “chè Boxton” đã châm ngòi  thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.

Nhân dân cảng Bô-xtơn  tấn công tàu chở chè (trà) của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh(12-1773).
Nhân dân cảng Bô-xtơn  tấn công tàu chở chè (trà) của Anh
và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh (12-1773).

- Ngày 9/1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a đòi vua Anh xóa bỏ các đọa luật vô lý nhưng không được chấp thuận.

- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa các bang thuộc địa với chính quốc.

- Tháng 5/1775 Đại hội lục địa lần thứ 2 được triệu tập:

+ Thành lập quân đội lục địa

+ Cử G.Oasinhton làm tổng chỉ huy quân đội

+ Kêu gọi nhân dân tham gia đóng góp xây dựng quân đội.

- Ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập được thông qua, Hợp chúng quốc Mĩ được thành lập.

- Cuộc chiến đấu của nhân dân thuộc địa dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn ngày càng lớn mạnh, tăng cường lối đánh du kích.

- Ngày 17/10/1777, nghĩa quân giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của chiến tranh

- Năm 1781, nghĩa quân giành thắng lợi quyết định ở I-ooc-tao, quân Anh ở đây phải đầu hàng. Năm 1782 chiến tranh kết thúc.

Quân đội Bắc Mỹ thắng trận Xa-ra-tô-ga

3. Kết quả

- Năm 1783 hòa ước được kí kết ở Vec – xai (Pháp), Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, Hiến Pháp nước Mĩ được thông qua, quy định Mĩ là nước Cộng hòa Liên bang theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” góp phần củng cố bộ máy nhà nước mới.

Đại hội thông qua Hiến pháp Mỹ năm 1787

Oa-sinh-tơn nhậm chức Tổng thống

 

4. Ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập.

 * Ý nghĩa

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường kinh tế TBCN phát triển.

+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.

* Tính chất

 Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển dựa trên một thị trường thống nhất trong toàn liên bang.