Bài 3. Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nội dung

- Sưu tầm tư liệu và dựa vào thông tin dưới đây, hãy tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương.

- Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta.

Bảng 3. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI MỘT THÁNG (GIÁ HIỆN HÀNH) PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021

(Đơn vị: nghìn đồng)

 20102021
Trung du và miền núi Bắc Bộ9052838
Đồng bằng sông Hồng15805026
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung10183493
Tây Nguyên10882856
Đông Nam Bộ23045794
Đồng bằng sông Cửu Long12473713

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010 và 2022)

2. Nguồn tư liệu

- Niên giám thống kê địa phương.

- Thông tin từ các trang web của địa phương.

- Bảng số liệu.

3. Bài thực hành tham khảo

Thu nhập theo vùng của nước ta có sự khác biệt giữa các vùng trên cả nước. Nhận định trên được đưa ra dựa vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người một tháng (giá hiện hành) phân theo vùng của nước ta năm 2010 và năm 2021.

- Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng (giá hiện hành) có sự phân hoá:

+ Nhóm các vùng có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao nhất là Đông Nam Bộ (5794 nghìn đồng) và Đồng bằng sông Hồng (5026 nghìn đồng).

+ Nhóm các vùng có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao trung bình là Đồng bằng sông Cửu Long (3713 nghìn đồng) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (3493 nghìn đồng).

+ Nhóm các vùng có thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp nhất là Tây Nguyên (2856 nghìn đồng) và Trung du và miền núi Bắc Bộ (2838 nghìn đồng).

- Từ năm 2010 đến năm 2021, Đông Nam Bộ có thu nhập tăng nhiều nhất và Tây Nguyên có thu nhập tăng ít nhất.