Nội dung lý thuyết
- Dòng điện xoay chiều một pha hình sin là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình sin.
- Biểu thức: i = Im sin(ωt+ψ) = \(\sqrt{2}\)I sin(ωt+ψ):
+ i là giá trị tức thời của dòng điện.
+ Im là giá trị dòng điện cực đại (A).
+ ω là tốc độ góc của dòng điện (rad/s).
+ ψ là góc pha ban đầu của dòng điện (rad).
- \(I=\dfrac{I_m}{\sqrt{2}}\) là giá trị dòng điện hiệu dụng (A).
- \(T=\dfrac{2\pi}{\omega}\) là chu kì của dòng điện (s).
- \(f=\dfrac{1}{T}\) là tần số của dòng điện (Hz).
- Dòng điện xoay chiều ba pha sinh ra trong mạch điện ba pha gồm:
+ Nguồn ba pha.
+ Tải ba pha.
+ Dây ba pha.
- Dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
* Sử dụng nguồn điện xoay chiều ba pha được tạo ra từ máy phát điện ba pha.
* Phần tĩnh (stator): lõi thép có rãnh, đặt 3 cuộn dây AX, BY, CZ có cùng:
- Số vòng.
- Kích thước dây.
- Lệch nhau 120°.
=> Mỗi cuộn dây được gọi là một pha: cuộn dây AX, BY, CZ tương ứng với pha A, B, C của máy phát điện.
* Phần quay (rotor): nam châm điện, khi quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên.
- Khi nam châm quay với \(\omega\) không đổi, trong cuộn dây mỗi pha xuất hiện sức điện động xoay chiều một pha.
- Do cuộn dây có cùng thông số và đặt lệch nhau một góc 120° nên sức điện động trên các pha A, B, C là eA, eB, eC.
+ Bằng nhau về biên độ và tần số.
+ Pha lệch nhau một góc \(\dfrac{2\pi}{3}\) rad.
=> Gọi là nguồn ba pha đối xứng.
eA = Em sin(ωt)
\(e_B=E_msin\left(\omega t-\dfrac{2\pi}{3}\right)\)
\(e_C=E_msin\left(\omega t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\)
a. Nối hình sao
- Điểm cuối cuộn dây của các pha X, Y và Z được nối với nhau tại O gọi là điểm trung tính của nguồn.
- Điểm đầu A, B và C của các cuộn dây được nối với đường dây truyền tải điện.
- Nguồn ba pha được nối hình sao (Y) có hai loại:
+ Không có dây trung tính.
+ Có dây trung tính.
b. Nối hình tam giác
Điểm cuối của cuộn dây này được nối với điểm đầu của cuộn dây pha kia.
a. Nối hình sao
- Tải điện ba pha được nối hình sao không có dây trung tính, có dây trung tính.
- Tổng trở các pha của tải điện là ZA, ZB, ZC.
- O' được gọi là điểm trung tính của tải.
- Tải điện ba pha nối hình sao đối xứng khi ZA = ZB = ZC.
b. Nối hình tam giác
- Tải ba pha được nối theo hình sao hoặc tam giác.
- Tổng trở các pha của tải điện là ZAB, ZBC và ZCA.
- Tải điện ba pha nối hình tam giác đối xứng khí: ZAB = ZBC = ZCA.
- Có 4 cách nối nguồn ba pha với tải điện ba pha:
- Phân loại các cách nối giữa nguồn ba pha và tải điện ba pha:
+ Mạch ba pha ba dây: chỉ có ba dây A - A, B - B và C - C. Các dây này gọi là dây pha.
+ Mạch ba pha bốn dây: ngoài ba dây pha còn có đường dây O - O' gọi là dây trung tính.
+ Mạch ba pha bốn dây chỉ có khi nguồn và tải điện đều nối hình sao và có dây trung tính.
- Mạch điện xoay chiều ba pha đối xứng khi:
+ Nguồn đối xứng.
+ Đường dây đối xứng (tổng trở các đường dây bằng nhau).
+ Tải điện đối xứng (tổng trở các pha của tải điện bằng nhau).
- Trong mạch điện ba pha đối xứng:
+ Nguồn và dây luôn đối xứng.
=> Chỉ xét quan hệ giá trị hiệu dụng của các đại lượng dây và pha ở tải điện.
- Dòng điện hiệu dụng trên các dây pha gọi là dòng điện dây Id.
- Điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha gọi là điện áp dây Ud.
- Điện áp hiệu dụng trên các tải điện mỗi pha gọi là điện áp pha Up.
- Dòng điện hiệu dụng chạy qua các tải điện mỗi pha gọi là dòng điện pha Ip.
- Tổng trở các pha của tải điện bằng nhau được kí hiệu là Zt.
- Tổng trở Zt đặc trưng bởi độ lớn zt và góc pha \(\varphi\):
\(z_t=\sqrt{R^2+X^2}\)
\(tan\varphi=\dfrac{X}{R}\)
- Trong đó:
+ R là điện trở của tải điện (\(\Omega\)).
+ X là điện kháng của tải điện (\(\Omega\)).
+ L là trị số điện cảm (H).
+ C là trị số điện dung (F).
X = XL - XC
\(X_L=\omega L=2\pi fL\)
\(X_C=\dfrac{1}{\omega C}=\dfrac{1}{2\pi fC}\)
Với tải điện ba pha có dây trung tính nối hình sao, quan hệ giá trị hiệu dụng của các đại lượng dây và pha:
Id = Ip
\(U_d=\sqrt{3}U_p\)
Với tải điện ba pha đối xứng nối hình tam giác, qua hệ giá trị hiệu dụng của các đại lượng dây và pha:
Ud = Up
\(I_d=\sqrt{3}I_p\)