Nội dung lý thuyết
Cây ăn quả gồm nhiều loại như cam, quýt,... thuộc họ Cam quýt.
1. Bộ rễ
- Là hệ rễ cọc gồm rễ chính và rễ bên.
- Rễ chính cắm sâu xuống đất giúp cây đứng vững.
- Rễ bên phân bố nông:
+ Phát triển mạnh ở tầng đất mặt từ 10 cm đến 30cm.
+ Chức năng chính là hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.
b. Thân, cành
- Là thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, có nhiều cành và phân cành thấp.
- Chăm sóc cây ăn quả cần chú ý việc cắt tỉa để đảm bảo độ thông thoáng của tán cây.
- Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
c. Lá
Múi thường có màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.
d. Hoa
- Thường là hoa lưỡng tính, có thể mọc ở đầu cành hoặc mọc từ nách lá.
- Hoa đơn hoặc chùm cánh hoa thường có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.
- Hầu hết các loại cây ăn quả có múi đều tự thụ phấn, tuy nhiên cũng có loại có thể thụ phấn chéo.
- Sự thụ phấn chéo làm tăng khả năng đậu quả nhưng làm cho quả có nhiều hạt.
e. Quả
- Thường có hình cầu, vỏ quả dày, thường có màu xanh, khi chín chuyển sang vàng.
- Vỏ có các túi tinh dầu, có mùi thơm đặc trưng.
- Bên trong nhiều nước, có vị ngọt hoặc chua tùy loại, hạt có màu trắng ngà.
a. Nhiệt độ
- Là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng cây ăn quả.
- Trồng được ở những nơi có nhiệt độ từ 12°C đến 39°C. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23°C đến 29°C.
- Nếu nhiệt độ thấp hơn 12°C hoặc cao hơn 39°C, cây sẽ ngừng sinh trưởng.
b. Lượng mưa và độ ẩm
- Là loại cây ưa ẩm không chịu được úng.
- Lượng mưa thích hợp từ 900mm đến 1200mm/năm.
- Độ ẩm không khí từ 70% đến 80%.
- Lượng mưa ít hoặc mưa quá nhiều đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây.
=> Cần chú ý đến việc tưới và tiêu nước hợp lí.
c. Ánh sáng
Cây ăn quả có múi không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ từ 10000Lux đến 15000Lux.
d. Đất trồng
- Có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.
- Các loại đất phù hợp để trồng cây ăn quả có múi là đất phù sa, đất cát sa, đất thịt nhẹ,...
- Đất có tầng dày trên 1m, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 6,4.
e. Gió
- Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tới việc:
+ Lưu thông không khí,
+ Điều hòa độ ẩm.
+ Giảm sâu, bệnh hại.
=> Cây sinh trưởng tốt.
- Nếu gió lớn sẽ làm gãy cành, rụng quả, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây trồng.
a. Thời vụ
Thời vụ tốt nhất là:
+ Vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4).
+ Vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).
b. Khoảng cách
Tùy thuộc vào từng giống và điều kiện thổ nhưỡng để bố trí khoảng cách phù hợp.
c. Chuẩn bị hố trồng
- Đào hố trồng với khích thước 60cm x 60cm x 60cm.
- Bón lót:
+ Lượng phân bón lót có một hố trồng từ 20kg đến 30kg phân hữu cơ + 0,5 - 1,0 kg phân kali + 1,0 = 1,5 kg supe lân, 0,5 - 1,0 kg vôi bột.
+ Toàn bộ trọng lượng được trộn đều với lớp đất đào từ hố lên rồi sau đó lấp lại xuống hố trồng.
d. Trồng cây
- Tạo hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống.
- Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2cm đến 3cm.
- Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo.
- Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định.
- Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.
a. Làm cỏ, vun xới
- Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 đến 3 lần/năm.
b. Bón phân thúc
- Lượng bón
+ Lượng phân bón hằng năm thay đổi theo loại cây và tuổi cây.
- Thời điểm và mục đính bón phân:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: bón vào các tháng 3, 6, 8 và 12 để thúc cho cây sinh trưởng khỏe.
+ Thời kì kinh doanh: lượng phân được chia làm 4 lần.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản: thường xuyên tưới đủ nước, đảm bảo độ ẩm đất từ 65% đến 70%.
- Thời kì kinh doanh:
+ Nhu cầu nước của cây tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
+ Giai đoạn phân hóa cần hạn chế nước tưới.
+ Giai đoạn ra hoa, đậu quả và quả lớn, từ 2 đến 3 ngày tưới một lần.
+ Khi quả đã thành thục từ 15 đến 20 ngày tưới một lần.
+ Giai đoạn sau thu hoạch từ 10 đến 15 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 70 lít đến 80 lít/cây.
d. Một số loại sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ
- Một số loại sâu hại
+ Sâu vẽ bùa: thường gây hại vào thời kì lộc non.
+ Sâu đục thân, đục cành: trưởng thành đẻ trứng trên nách lá, ngọn cành, vết nứt trên thân.
+ Rệp sáp: thường gây hại trên cành, lá non, quả làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
- Biện pháp phòng, trừ:
+ Thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn để hạn chế nơi trú ẩn của sâu hại.
+ Quản lí vườn hợp lí để tạo điều kiện thuận lợi cho quẩn thể thiên địch phát triển.
+ Kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để diệt sâu hại. Ưu tiên thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học.
- Một số bệnh hại
+ Bệnh lá vàng Greening: là bệnh nguy hiểm, gây hại phổ biến trên cây có múi, do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra.
+ Bệnh loét: do vi khuẩn Xanhthomanas citri gây ra, phát tiển vào mùa xuân khi độ ẩm không khí cao.
+ Bệnh ghẻ lồi: do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, gây hại hầu hết các bộ phận của cây như lá, quả và cành.
- Biện pháp phòng, trừ:
+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.
+ Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, cành bị bệnh.
+ Kiểm tra vườn thường xuyên.
+ Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng loại bệnh hại.
Cắt tỉa để tạo bộ khung tán khỏe. phân bố đều.
- Cuối năm thứ nhất: bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80cm để tạo các cành cấp 1.
- Cuối năm thứ hai:
+ Chọn để lại từ 3 đến 5 cành cấp 1 khỏe.
+ Phân bổ đều trên thân chính và loại bỏ các cành cấp 2 đã phát sinh.
+ Đồng thời bấm ngọn cành cấp 1 cách gốc cành khoảng 50 - 60cm để tạo nhánh cấp 2.
- Cuối năm thứ ba:
+ Cắt bỏ bớt cành cấp 2 chỉ để lại hai cành cấp 2 phía ngoài cùng trên một cành cấp 1.
=> Để tạo thành các cành cấp 3, cấp 4.
- Loại bỏ các cành chết, bị tổn thương, bị sâu, bệnh, cành mọc chen chúc nhau,...
- Ngoài tỉa cành, cần tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình,... để quả to, đồng đều.
- Sử dụng Paclobutrazol nồng độ từ 0,02% đến 0,04% tưới quanh gốc với lượng dùng từ 2,5g đến 5g/m bán kính tán.
- Sử dụng nồng độ từ 1000 đến 2000ppm xịt lên lá cây.
- Có thể sử dụng kết hợp biện pháp hạn chế tưới nước để nâng cao hiệu quả.
- Sử dụng GA3 với nồng độ 20 đến 40ppm phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non.
- Đối với cây cam, sử dụng Brassinolide với nồng độ 5mg/100L nước để phun.