Bài 28: Hệ vận động ở người

Nội dung lý thuyết

I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

- Cơ vân là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt.

- Xương có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan; sinh ra các tế bào máu; dự trữ và cân bằng chất khoáng.

- Khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể.

1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

- Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ (như protein, lipid, saccharide) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và chất vô cơ (như muối calcium, muối phosphate) đảm bảo cho xương có tính rắn chắc.

- Hình dạng của xương: phù hợp với chức năng mà xương đảm nhiệm ở mỗi vị trí khác nhau.

Hộp sọ gồm các xương dẹt phù hợp với chức năng bảo vệ
Hộp sọ gồm các xương dẹt phù hợp với chức năng bảo vệ

- Cấu trúc của xương: phù hợp với chức năng.

Cấu trúc của xương đùi
Cấu trúc của xương đùi

2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

- Mỗi loại khớp cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau phù hợp với chức năng.
- Gồm 3 loại: khớp bất động, khớp động, khớp bán động

Tên xươngKhớp phù hợp chức năng
Hộp sọ
Xương ở hộp sọ
- Khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác,...
Xương ở đầu gối
Xương ở đầu gối
- Khớp động phù hợp với chức năng vận động.
Cột sống
Xương đốt sống
- Khớp bán động phù hợp với chức năng bảo vệ tủy sống và vẫn có thể cử động ở mức độ nhất định.

3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng

- Cấu tạo của bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ. Sợi cơ lại cấu tạo từ các tơ cơ.

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng: các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ; tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài; mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

Cấu tạo của một bắp cơ ở người
Cấu tạo của một bắp cơ ở người

 

 

@6905251@

 

II. Sự phối hợp hoạt động của cơ - xương - khớp

- Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh.

- Cấu trúc đòn bẩy: khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển.

 

​@6905302@

III. Bảo vệ hệ vận động

1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động

- Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng.

Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động
Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động

2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

- Một số bệnh liên quan đến hệ vận động: loãng xương; bong gân, trật khớp, gãy xương; viêm cơ; viêm khớp; còi xương, mềm xương;...

- Một số tật liên quan đến hệ vận động: cong vẹo cột sống do bệnh về thần kinh; bất thường bẩm sinh của đốt sống; tư thế sinh hoạt không đúng; cường độ lao động không phù hợp lứa tuổi;...

- Cách phòng tránh: duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu; vận động đúng cách; tắm nắng; hoạt động sinh hoạt đúng tư thế;...

@6905382@

IV. Thực hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương

1. Cơ sở lí thuyết

- Tế bào tạo xương liên tục sản sinh ra các tế bào xương mới.

- Vì vậy, xương bị gãy có thể liền lại nếu được nắn thẳng trục và cố định tốt.

2. Các bước tiến hành

- Bước 1: Đặt nẹp cố định xương gãy

  • Đặt hai nẹp dọc theo xương bị gãy.
  • Lót băng, gạc, vải hoặc quần áo sạch ở đầu nẹp và chỗ sát xương.
  • Buộc cố định phía trên và phía dưới vị trí gãy.
  • Dùng băng hoặc dây vải sạch cuốn các vòng trong quanh nẹp.

- Bước 2: Cố định xương

  • Cố định xương tùy theo tư thế gãy xương.
  • Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

- Nhận xét sản phẩm băng bó của em và các bạn.