Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đồi núi:
+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
- Đồng bằng:
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
+ Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo lập lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
- Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Địa hình theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực.
+ Địa hình caxtơ.
+ Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ.
Động Phong Nha - Quảng Bình.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...
Đập thủy điện Sơn La.
Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đối núi là bộ phận quan trọng nhất. Địa hình nước ta do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo tạo dựng nên.
Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
Phạm Vĩnh Linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 4 2022 lúc 8:17) | 0 lượt thích | |
Lihnn_xj đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 4 2022 lúc 7:08) | 1 lượt thích |