Nội dung lý thuyết
- Kĩ thuật PCR đã được ứng dụng rộng rãi trong việc phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh thuỷ sản như phát hiện:
+ Virus gây bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ,... trên tôm.
+ Virus gây bệnh Herpesvirus trên cá koi.
+ Virus gây bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ,...
- Quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thuỷ sản gồm các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Thu mẫu thủy sản.
+ Bước 2: Tách chiết DNA tổng số.
+ Bước 3: Nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR.
+ Bước 4: Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
- Kit chẩn đoán hay còn gọi là que thử nhanh là dụng cụ chẩn đoán được tích hợp các thành phần cần thiết để:
+ Phát hiện tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm một cách định tính, kết quả nhanh và thực hiện dễ dàng tại hiện trường.
- Một số kít đã được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thuỷ sản như kit chẩn đoán:
+ Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển.
+ Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trên tôm.
+ Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên cá hồi vân.
- Quy trình chẩn đoán bệnh thuỷ sản bằng kit gồm các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Thu mẫu thủy sản.
+ Bước 2: Bổ sung dung dịch đệm.
+ Bước 3: Nghiền mẫu.
+ Bước 4: Hút dịch mẫu.
+ Bước 5: Cho mẫu vào kit test nhanh.
+ Bước 6: Đọc kết quả sau 15 phút.
- Trong nuôi trồng thuỷ sản, vaccine vô hoạt được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thuỷ sản.
- Nhược điểm vaccine:
+ Chi phí sản xuất cao.
+ Thời gian bảo hộ ngắn.
=> Thường xuyên phải sử dụng nhắc lại.
- Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, vaccine DNA đã ra đời, đây là bước đột phá lớn so với các vaccine truyền thống.
- Vaccine DNA có ưu điểm:
+ Tính ổn định cao.
+ Chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt.
+ Không chứa tác nhân gây bệnh.
=> Có tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.
- Quy trình sản xuất vaccine DNA phòng bệnh cho cả gồm các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Phân lập mầm bệnh.
+ Bước 2: Tách gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 3: Gắn gene mã hóa kháng nguyên vào plasmid và gắn vào hệ gene vi khuẩn.
+ Bước 4: Tăng sinh vi khuẩn chứa plasmid đã gắn gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 5: Tinh sạch plasmid chứa gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 6: Bổ sung chất ổn định, đóng chai.
+ Bước 7: Tiêm vaccine cho cá.
- Một số vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh hoặc sản sinh ra các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh hoặc tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.
- Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có đặc tính trên để sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thuỷ sản.
- Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thủy sản:
+ Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thuỷ sản.
+ Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.
+ Bước 3: Phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
+ Bước 4: Đóng gói, bảo quản và sử dụng.
- Rất nhiều loại thảo dược (tỏi, thanh hao hoa vàng, hương nhu trắng, ngũ bội tử, cà gai leo, xuyên tâm liên, hương thảo, trầu không, thanh táo,....) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thuỷ sản.
- Đặc tính của các loại thảo dược:
+ Chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao (allicin, polyphenols, alkaloids, quinones, terpenoids, steroids,...).
+ Khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thuỷ sản.
- Ưu điểm của chế phẩm thảo dược là có thể dùng để phòng, trị bệnh, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.