Bài 25: Hệ sinh thái

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 161)

Hướng dẫn giải

- Hồ Tây được xem là một hệ sinh thái vì hồ Tây là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định; bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và môi trường sống của nó, trong đó, sinh vật tương tác với nhau và tác động qua lại với môi trường sống tạo nên các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng.

- Đặc trưng của hệ sinh thái: Là một hệ mở và có khả năng tự điều chỉnh trong giới hạn sinh thái nhất định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 161)

Hướng dẫn giải

HS tự liệt kê ê hệ sinh thái ở địa phương như: ao/hồ, vườn, rừng,…

Ví dụ: Ở Nha Trang có các hệ sinh thái như: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Ếch.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Rắn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 162)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí

Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái nhân tạo

Số lượng loài

Nhiều, đa dạng

Ít, kém đa dạng

Nguồn gốc vật chất và năng lượng

Sử dụng nguồn vật chất có sẵn trong tự nhiên, năng lượng chủ yếu là năng lượng mặt trời.

Không chỉ sử dụng nguồn vật chất, năng lượng của môi trường mà còn được con người bổ sung thêm từ các nguồn khác.

Ví dụ

Rừng nguyên sinh, thảo nguyên,…

Cánh đồng lúa, thành phố, bể cá cảnh.…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 163)

Hướng dẫn giải

Các chuỗi thức ăn:

Cây → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.

Cây → châu chấu → ếch → đại bàng.

Cây → châu chấu → thằn lằn → đại bàng.

Cây → chuột → rắn → đại bàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục II (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 163)

Hướng dẫn giải

Các chuỗi thức ăn có thể xác định gồm:

Cây cỏ → châu chấu → chuột → diều hâu.

Cây cỏ → châu chấu → chuột → rắn → diều hâu.

Cây cỏ → châu chấu → ếch → rắn → diều hâu.

Cây cỏ → kiến → ếch → rắn → diều hâu.

Cây cỏ → kiến → chuột → rắn → diều hâu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 164)

Hướng dẫn giải

a) Lưới thức ăn có thể là:

b) Những loài là mắt xích chung: Cây cỏ, kiến, chuột, rắn, diều hâu.

c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm:

- Bậc dinh dưỡng cấp 1: cây cỏ.

- Bậc dinh dưỡng cấp 2: kiến, châu chấu.

- Bậc dinh dưỡng cấp 3: ếch, chuột.

- Bậc dinh dưỡng cấp 4: diều hâu, rắn.

- Bậc dinh dưỡng cấp 5: diều hâu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 164)

Hướng dẫn giải

a) Sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng ánh sáng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận và chuyển hóa thành hóa năng trong hợp chất hữu cơ. Năng lượng hóa năng được truyền cho các sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường.

b) Đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường do đó:

- Năng lượng đi theo một chiều.

- Dòng năng lượng nhỏ dần.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 164)

Hướng dẫn giải

a) Các con đường thất thoát năng lượng: quá trình hô hấp; cành lá rụng (ở thực vật); các chất thải, lông rụng (ở động vật); xác sinh vật phân hủy.

b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái: Việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái là cơ sở giúp các nhà khoa học đưa ra biện pháp tác động làm tăng sản lượng sinh vật, khai thác hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 165)

Hướng dẫn giải

Xây dựng tháp sinh thái giúp xác định được mối quan hệ dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng trong quần xã sinh vật, sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)