Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Khái niệm trao đổi khí ở sinh vật

- Khái niệm: Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường. 

- Ví dụ: Khi hô hấp, động vật và thực vật thu nhận khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

- Cơ chế trao đổi khí là cơ chế khuếch tán: Các phân tử khí di chuyển tử cùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn. 

- Quá trình trao đổi khí diễn ra nhanh tại các bề mặt rộng và mỏng. Ví dụ: Thành tế bào của các mao mạch phổi rất mỏng, số lượng mao mạch phổi rất lớn giúp cơ thể nhanh chóng nhận khí oxygen từ phổi. 

II. Trao đổi khí ở thực vật

1. Cấu tạo và chức năng của khí khổng

- Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở lá cây). 

- Khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu (thành ngoài mỏng, thành trong dày) xếp úp vào nhau. Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp, có vai trò đóng, mở khe khí khổng. 

- Chức năng chính của khí khổng là thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. 

​@2618718@

2. Quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây

- Bảng quá trình trao đổi khí của thực vật. 

Quá trình trao đổi khíKhí được trao đổiThời gian diễn ra
OxygenCarbon dioxideBan đêmBan ngày
Lấy vàoThải raLấy vàoThải ra
Quang hợp xx  x
Hô hấpx  xxx

- Sự đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi khí giữa thực vật và môi trường. Ngoài ra, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp, do vậy cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi khí ở lá. 

​@2618798@

III. Trao đổi khí ở động vật

1. Hệ hô hấp ở động vật

Động vật có nhiều hình thức hô hấp như trao đổi khí qua ống khí, mang, da, phổi,...

2. Quá trình trao đổi khí ở động vật

- Cơ thể người diễn ra trao đổi khí ở phổi. 

- Khi ta hít vào, oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa vào phổi đến tận phế nang (bề mặt trao đổi khí). tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu. Khí oxygen đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, khí carbon dioxide từ máu về phế nang và được thải ra ngoài cùng các khí khác qua động tác thở ra. 

- Bảng phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật. 

Tiêu chíThực vậtĐộng vật
Cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trườngHệ thống ống khí, da, mang, phổi,...
Đường đi của khí

Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide đi vào lá và khí oxygen đi ra ngoài môi trường khi khí khổng mở. 

Trong quá trình hô hấp, khí oxygen đi vào và carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khổng. 

Khi hít vào, khí oxygen đi vào phổi đến tận các phế nang để trao đổi khí với mạch máu. Oxygen được máu đưa đến tận các tế bào và tiếp tục trao đổi khí. Khí carbon dioxide được các tế bào thải ra theo máu quay lại các phế nang và thải ra ngoài môi trường. 
Cơ chế trao đổi khíKhuếch tánKhuếch tán
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trườngKhí oxygen và carbon dioxideKhí oxygen và carbon dioxide
​@2618860@

1. Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. 

2. Ở thực vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá. Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng. Khí khổng thực hiện chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. Trong quá trình quang hợp, khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường. trong quá trình hô hấp, khí oxygen và carbon dioxide đi ra khỏi lá qua khí khổng. 

3. Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xảy ra ở cơ quan hô hấp như ống khí, mang, da, phổi,... Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa vào phổi đến tận phế nang. Tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu, khí carbon dioxide từ máu về phế nang và thải ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.